Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của các tỉnh, thành
Những ngày gần đây hàng loạt thông tin rằng xe máy không được chạy quá 40 km/giờ theo quy định tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 đang là chủ đề bàn tán của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, phải hiểu chính xác nội dung này thế nào thì hãy xem bài viết dưới đây.
Theo chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, khái niệm về phương tiện được hiểu như sau:
Môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh.
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Lưu ý:
- Khái niệm Mô tô không bao gồm xe gắn máy theo quy định nêu trên
=> Xe máy và Xe gắn máy là khác nhau
Riêng xe chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Chiếu theo điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT , từ ngày 15-10, Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h. Còn xe trên 50 cm3 (hiện đa số người dùng) vẫn chạy với tốc độ tối đa là 60 km/giờ trong khu vực đông dân cư (tại nơi đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên).
Như vậy tốc độ tối đa cho phép đối với các loai xe không thay đổi so với quy định hiện hành là Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, vì hiểu sai bản chất của từng loại phương tiện theo nội dung nêu trên mà việc cho rằng việc cấm xe máy lưu thông tối đa 40 km/giờ là không đúng.