Phải chịu án phí chia tài sản chung và chia công nợ khi ly hôn là đúng hay sai

Chủ đề   RSS   
  • #111614 19/06/2011

    hannahanh148

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phải chịu án phí chia tài sản chung và chia công nợ khi ly hôn là đúng hay sai

     trong vụ án ly hôn, tòa xác định khối tài sản chung của vợ chồng gồm nhà, đất tổng trị giá 800 triệu đồng, tống nợ chung là 400 triệu, tòa án xét xử chia tài sản, chia công nợ cho vợ chồng và buộc các bên phải chịu án phí chia tài sản chung và chia công nợ trên theo pháp lệnh. theo anh thì đúng hay sai?
     em xin cảm ơn!
     
    10166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #111615   19/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn phải nêu rõ mức án phí mà Tòa án quyết định mỗi bên phải chịu là bao nhiêu thì mới trả lời bạn được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #111861   20/06/2011

    huongnb1979
    huongnb1979

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2010
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 438
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 31 lần


    Liên quan đến việc trả nợ, điều 25 Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) quy định rõ: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng,…) hoặc giấy vay tài sản, không phân biệt viết tay hay đánh máy, do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình là: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, việc học hành của con trẻ...

    Theo điều 95 của Luật HNGĐ: việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu xác định được các khoản nợ đang có tranh chấp là nợ chung của vợ chồng, cả hai vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ. Việc vay tài sản nếu có biện pháp bảo đảm (thế chấp nhà đất), thì cơ quan chức năng sẽ phát mãi tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật, phần tài sản còn dư sẽ được chia đôi cho các bên.

    Trường hợp có tranh chấp, chẳng hạn như một bên vay để tiêu xài chung mà bên kia không đồng ý liên đới trả nợ, thì người vay mượn có nghĩa vụ phải chứng minh việc vay mượn là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong gia đình. Còn với những trường hợp một bên tự ý vay mượn tiền, không hỏi ý kiến người kia với mục đích tiêu xài riêng, cờ bạc, hoặc kinh doanh, làm ăn riêng…, không dùng vào các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong gia đình, thì đó là nợ riêng của người vay. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải có nghĩa vụ chứng minh mục đích sử dụng của việc vay mượn đó.

    Về nguyên tắc, nợ riêng của ai thì người đó chịu trách nhiệm trả. Theo điều 33 của Luật HNGĐ thì: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”. Trường hợp tài sản riêng của người đó không đủ thanh toán thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng và họ có quyền sử dụng phần tài sản của mình được chia để trả nợ.

    Theo như bạn hỏi như trên thì việc phân chia tài sản và nghĩa vụ của bạn khi ly hôn thì Tòa án đã xác định tài sản và nghĩa vụ nợ của bạn là chung vì thế bạn có thể căn cứ vào theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 để xác định việc Tòa án tuyên phần án phí mà bạn phải trả có đúng hay không

    Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

    #ece9d8;" valign="top">

    Giá trị tài sản có tranh chấp

    #ece9d8;" valign="top">

    Mức án phí

    #ece9d8;" valign="top">

    a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

    #ece9d8;" valign="top">

    200.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    5% giá trị tài sản có tranh chấp

    #ece9d8;" valign="top">

    c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

    #ece9d8;" valign="top">

    112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

     

     

     

     
    Báo quản trị |