Trước bối cảnh việc quy định "trần lãi suất" vẫn còn để "mở" rất nhiều, bởi vậy mình xin lập ra TOPIC này để CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT cùng nhau chia sẽ ý kiến:
Hiện tại Ngân hàng Nhà nước chỉ khống chế trần lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng (Quy định tại Thông tư19/2012/TT-NHNN), lãi suất cho vay ngắn hạn (Quy định tại Thông tư20/2012/TT-NHNN).
Còn lãi suất tiền gửi kỳ hạng từ 12 tháng trở lên, và lãi xuất cho vay trung hạn, dài hạn vẫn để mở cho các tổ chức tín dụng.
Như vậy, việc các tổ chức tín dụng “lách luật” là chuyện vô cùng đơn giản.
Đương cử, họ muốn huy động vốn nhanh chóng, sẵn sàng trả với lãi suất 14%, 15%/năm bằng cách ký hợp đồng với khách hàng kỳ hạng từ 12 tháng trở lên. Tất nhiên, khách hàng sẽ đồng ý với mức lãi suất “tuyệt vời” này, vì chỉ cần kéo dài thời hạn hợp đồng thêm “một chút đủ để vượt ngưỡng khống chế của NHNN” thì mức lãi suất đã tăng từ 9% - 14% (lãi suất gia tăng trên 50%).
Tương tự đối với trường hợp cho vay, tổ chức tín dụng sẽ “thỏa thuận” với khách hàng bằng cách “vượt ngưỡng khống chế của NHNN” và quy định mức lãi suất cho vay sẽ là 19%, 20%/năm, thậm chí còn cao hơn. Vì doanh nghiệp chỉ có một trong hai lựa chọn, một là vay với lãi suất cao, hai là không được vay. Bởi vậy, doanh nghiệp buộc phải vay với lãi cao để xoay xở trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
Như vậy, việc khống chế trần lãi suất ngắn hạn của NHNN sẽ không giúp nhiều cho doanh nghiệp, mục tiêu kiềm chế lạm phát khó mà đạt được...
Vậy tại sao NHNN không quy định trần lãi suất đối với những trường hợp còn lại? Liệu những quy định hiện tại của NHNN có bất hợp lý hay không?
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 18/11/2012 11:11:00 CH