Phải cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây!

Chủ đề   RSS   
  • #572469 21/06/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Phải cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây!

     

    Cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19

    Những ai cần cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 - Minh họa

    Song song với việc đẩy mạnh tiêm chủng khắp cả nước, Bộ Y tế còn ban hành Quyết định 2995/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt quan trọng trong Hướng dẫn này là một số đối tượng phải hết sức lưu ý khi tiêm các loại vắc xin phòng Covid-19

    Theo đó, các trường hợp bênh nhân sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

    - Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

    - Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

    - Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

    - Người trên 65 tuổi.

    - Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

    - Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

    + Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

    + Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

    + Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

    Những trường hợp trì hoãn, chưa nên tiêm vắc xin gồm:

    - Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

    - Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù,...

    - Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

    - Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

    - Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

    Đặc biệt, việc tiêm vắc xin chống chỉ định với những người:

    - Có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

    - Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

    Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Bãi bỏ Quyết định 1624/QĐ-BYT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 22/06/2021 08:03:38 SA
     
    1533 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (22/06/2021) ThanhLongLS (21/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572489   22/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, thông tin này rất cần thiết cho mọi người lúc bấy giờ cần lưu ý trước khi đi tiêm vắc xin covid 19, 

    Ngoài ra, theo Nghị quyết 21/NQ-CP có 9 đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin covid như: lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch (người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch); quân đội; công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...;giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi, người sinh sống tại các vùng có dịch,...

     
    Báo quản trị |