Đất tranh chấp là một vấn đề phức tạp không thể dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều được. Không ít trường hợp tranh chấp gay gắt bằng nhiều hành động như đóng rào bảo vệ ranh giới đất. Vậy bên tranh chấp còn lại khi phá dỡ rào có vi phạm pháp luật?
1. Đất tranh chấp được hiểu ra sao?
Cụ thể tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có giải thích tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Từ đó, có thể hiểu đất tranh chấp là việc người có quyền lợi và nghĩa vụ với đất đang xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất với một cá nhân, tổ chức, cơ quan khác. Đất tranh chấp cũng có thể xem là đất chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
2. Đất tranh chấp có được sang nhượng lại hay không?
Như đã nói đất tranh chấp là đất chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp, vậy đất hợp pháp ở đây là gì?
Thì theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định đất hợp pháp là đất đủ điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Không đủ điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu.
- Bị từ chối hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ.
- Không được thế chấp quyền sử dụng đất.
- Ảnh hưởng đến quyền lợi khi xác định lại diện tích.
Ngoài ra, theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 còn quy định thêm quyền chung của người sử dụng đất hợp pháp bao gồm:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Do đó, đất tranh chấp không được sang nhượng hay thực hiện bất kỳ quyền nào của người sử dụng đất hợp pháp cho đến khi giải quyết xong tranh chấp.
3. Phá rào trên đất tranh chấp có vi phạm pháp luật?
Hiện tranh chấp đất đai đang chỉ giải quyết vấn đề dân sự giữa các bên trường hợp phá rào trên đất tranh chấp làm cho nó không còn sử dụng được nữa được xem là hành vi vi phạm pháp luật vì đã xâm phạm đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ và tài sản của người khác.
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân thì có thể bị phạt từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm, đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đối với trường hợp có thiệt hại về người và của có giá trị cao thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm.
Như vậy, hành vi phá rào trên đất tranh chấp được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp muốn thực hiện phá dỡ rào thì người tranh chấp cần gửi đơn giải quyết hòa giải đến UBND nơi có đất tranh chấp để thực hiện các thủ tục giải quyết bằng hòa giải, thương lượng rồi đến kiện ra Tòa.