Phá giá VNĐ so với USD nên hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #244935 21/02/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Phá giá VNĐ so với USD nên hay không?

     

    Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam không thay đổi đáng kể trong khi lạm phát tăng cao suốt 2 năm qua khiến VND tiếp tục âm thầm lên giá so với USD. Đồng nội tệ hiện bị đánh giá cao khiến các ngành phụ thuộc xuất khẩu gặp khó khăn. Để phục hồi đà tăng trưởng kinh tế cần giảm lãi suất cho vay và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định. Cùng đó cần thực hiện phương án chủ động phá giá tiền đồng (VND) khoảng 3 - 4% trong cả năm, thông qua một số bước với biên độ 1-1,5%. (Theo http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/109715/noi-ty-gia--ai-dam-thach-thuc-lam-phat-.html )

    Theo tôi, việc phá giá VND trong thời điểm hiện tại sẽ là “lợi bất cập hại”:

    Thứ nhất, tuy năm 2012 (lần đầu tiên sau gần 20 năm) Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu. Nhưng sự “xuất siêu” này là do kinh tế năm qua đầy khó khăn nên doanh nghiệp trong nước hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, còn luợng hàng xuất khẩu thì không mấy cải thiện. Điều đó chứng tỏ việc xuất siêu trong năm 2012 không phải là tín hiệu đáng mừng. Có nghĩa là nước ta vẫn còn là nước Nhập siêu trong thời gian tới, cho nên việc phá giá VND trong lúc này rõ ràng giúp DN xuất khẩu có lợi nhưng lại gây khó khăn cho DN nhập khẩu. Liệu xét về mặt vĩ mô thì phá giá VND có lợi cho nền kinh tế hay không?

    Thứ hai, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta làm kiềm chế lạm phát trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Nếu phá giá VND trong thời điểm hiện nay sẽ tác động bất lợi đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Thứ ba, năm 2013 được đánh giá là nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nên việc giúp các DN tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh là điều cấp thiết hiện nay. Nhưng việc phá giá VND từ 3 – 4 % đồng nghĩa với tỉ lệ lạm phát gia tăng chừng đó, như vậy lạm phát năm 2013 sẽ vượt qua 2 con số là điều tất yếu. Bởi thế lãi suất huy động vốn của Ngân hàng sẽ tăng, có nghĩa lãi xuất cho vay sẽ ở mức “trên trời”, và rồi Doanh nghiệp cũng không tiếp cận được vốn.

    Thứ tư, nếu phá giá VND 3 – 4 % thì câu chuyện “giảm lãi suất cho vay và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định” như ông Thành đề cập sẽ không bao giờ xảy ra.

     
    9003 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (22/02/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #244979   21/02/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Như vậy, sẽ "không có chuyện phá giá VNĐ", đó là khẳng định của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng (xem http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/vi-mo/2013/02/khong-co-chuyen-pha-gia-tien-dong/)

     
    Báo quản trị |  
  • #244980   21/02/2013

    buivantuan.law
    buivantuan.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Mình chưa hiểu ý của Hữu lắm ...giải thích rõ ra dùm mình với :

    - mối liên hệ nào giữa tỷ giá VNĐ và ngoại tệ với tỷ số lạm phát ?

    Nhưng việc phá giá VND từ 3 – 4 % đồng nghĩa với tỉ lệ lạm phát gia tăng chừng đó, như vậy lạm phát năm 2013 sẽ vượt qua 2 con số là điều tất yếu. Bởi thế lãi suất huy động vốn của Ngân hàng sẽ tăng, có nghĩa lãi xuất cho vay sẽ ở mức “trên trời”, và rồi Doanh nghiệp cũng không tiếp cận được vốn. trích dẫn of Hữu ...

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #244990   22/02/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    "Ngân hàng Nhà nước kiên quyết ổn định tỷ giá và đủ tiềm lực để thực hiện điều này" đây là lời tuyên bố của ông  Lê Minh Hưng - Phó thống đốc NHNN.

    Trước đó, một số chuyên gia đề xuất nên phá giá tiền đồng 2-3% ngay trong quý I để hỗ trợ xuất khẩu. Thông tin này sau đó được lan trên thị trường như là một ý định sắp thành hiện thực của Ngân hàng Nhà nước, khiến tỷ giá ba ngày qua tăng mạnh sau thời gian ổn định.

    Chiều 21/2, tin đồn Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt càng khiến nhiều người hoang mang và có tâm lý muốn bán chứng khoán, rút tiền tiết kiệm đi mua đôla và vàng.

    Một số nguồn tin uy tín cho biết động thái thu gom đôla với số lượng lớn của một số ngân hàng những ngày gần đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường thêm xáo trộn. "Ngoài chợ đen, nhiều người suy đoán ngân hàng mua đôla chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá", nguồn tin này nói.

    Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường bán đôla ngay từ chiều 21/2 và tiếp tục đáp ứng nhu cầu thị trường trong ngày mai. Các đơn vị được khuyến cáo không thu mua từ thị trường, nếu có nhu cầu đến hạn thanh toán sẽ được Ngân hàng Nhà nước cung ứng đầy đủ.

    Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) Nguyễn Đức Hưởng cho biết từ cuối chiều 21/2 ngân hàng của ông và một số đơn vị khác như BIDV, Agribank đã đẩy mạnh bán ra: "Tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong ngày 22/2 khi cung cầu cân bằng trở lại".

    Theo VNExpress

     
    Báo quản trị |  
  • #245012   22/02/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quan điểm cá nhân:

    Tin làm sao được mấy ông quan chức Việt Nam, nay nói thế này, mai nói thế khác. Không hề chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

    Việc phá giá VNĐ dễ có nguy cơ xảy ra bởi:

    Thứ nhất là đầu năm đã hứa hẹn cứu các đại gia BĐS, vậy lấy đâu ra nguồn tiền (hàng trăm nghìn tỷ VNĐ) để cứu đây !? Nhà nước mình bây giờ lấy đâu ra tiền mà chi, cái gì đã thu thì nay thu tăng thêm, chưa thu thì đặt ra để thu ... Không phát hành thêm tiền - đồng nghĩa với việc phá giá thì lấy đâu ra nguồn tiền để làm việc này !? Cứ thử tính xem trên thị trường bây giờ đang có bao nhiều tiền thì mới biết được việc NN phá giá tiền này sẽ phải phát hành thêm bao nhiêu tiền.

    Thứ hai là nếu phá giá tiền, thì hiện nay nhà nước đang nắm số ngoại tệ và vàng kỷ lục nhất từ trước tới nay. Phá giá VNĐ thì Nhà nước tự dưng lại "bỗng dưng mà có" 3, 4% lợi nhuận phát sinh từ việc nắm các ngoại tệ và vàng này sẽ tăng giá trị. Còn người dân đang lại cũng phải "bỗng dưng mà mất" đi một khoản 3, 4 % giá trị tài sản của mình do việc VNĐ mình đang nắm giữ bị giảm giá trị.

    Tóm lại là có lợi mà không làm là thằng ngu. Nhà nước có lợi thì nhiều khả năng sẽ làm việc này lắm.

    Các tin tức bây giờ nghe được chỉ là thông tin thăm dò để thử phản ứng của người dân + nhiễu loạn thị trường để người dân nghe cái từ "phá giá" này nó quen tai, để rồi khi phá giá thật thì cũng chả có ý kiến gì như bao lần thay đổi chính sách khác cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    SAdmin (22/02/2013) danusa (22/02/2013)
  • #245417   24/02/2013

    buivantuan.law
    buivantuan.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


       Theo ý các bài re bên trên thì mình hiểu việc phá giá đồng VN là việc NHNN phát hành thêm tiền đồng có phải không nhỉ ? 

        Tại sao lại vậy nhỉ ? 

        AE vào giải thích dùm mình với được không nhỉ ???

       "Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ"

     
    Báo quản trị |  
  • #245580   25/02/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Tôi tán thành ý kiến của anh phamthanhhuu.

    - Về căn bản, nước ta là nước nhập siêu và tình trạng nhập siêu này tôi nghĩ sẽ còn tiếp tục kéo dài chí ít 5-10 năm nữa (do nhu cầu vay nợ để đầu tư, nhu cầu nhập khẩu thiết bị vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu...rất lớn trong khi cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn nặng về hàng thô, hàng nông sản giá trị gia tăng thấp). Xuất siêu 2012 chỉ là hiện tượng nhất thời do khủng hoảng kinh tế mà có.

    - Nhu cầu nhập khẩu rất lớn và nợ nước ngoài rất khủng, do đó phá giá sẽ dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào tăng, nguy cơ lạm phát tăng và gánh nặng nợ nước ngoài tăng thêm (doanh nghiệp phải dùng tiền VND mua ngoại tệ để trả nợ), do đó trên lý thuyết phá giá có lợi cho xuất khẩu nhưng tính toán các mặt thì có thể nói là lợi bất cập hại.

    - Sau khủng hoảng, sự ổn định và có thể tiên lượng của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người dân và doanh nghiệp. Lạm phát hay sốt ngoại tệ lúc này chắc chắn sẽ phá hủy hoặc chí ít kéo chậm lại đà phục hồi của nền kinh tế.

    - Ở VN có rất nhiều "chuyên gia kinh tế" phát ngôn rất sách vở, cảm tính (tôi đã kiểm nghiệm tính chính xác nhiều vấn đề họ phát ngôn từ năm 2008 đến nay và khẳng định kết luận này), do đó đừng vội tin họ một cách mù quáng (Nhìn sang nước Mỹ thì sẽ thấy, có vô số nhà kinh tế tên tuổi thậm chí đoạt giải Nobel, thì họ ở đâu và nói những gì trước khi xảy ra khủng hoảng?). 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    SAdmin (25/02/2013)
  • #245654   26/02/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Xin nói rõ thêm 1 chút là tôi không tuyệt đối phản đối việc phá giá mà ý tôi chỉ là cần phải cân nhắc lợi hại kỹ lưỡng và có bước đi phù hợp và đừng vội tin lời "chuyên gia" bởi có nhiều người lạm dụng hoặc không ý thức được hết ảnh hưởng của quyền lực chuyên gia đối với dân chúng, làm nảy sinh những bất ổn không đáng có.

    Lúc này không phải là lúc phá giá (hiểu là làm mất giá một cách đáng kể trong thời gian ngắn) nhưng có thể cần điều chỉnh tỉ giá theo hướng làm giảm giá VND trong tương quan giá trị với các đồng ngoại tệ khác theo hướng thị trường với liều lượng từng bước thận trọng, có sự kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp hữu hiệu để xử lý tình huống bất lợi.

    Do yếu tố tâm lý rất bất lợi hiện nay, bất kì 1 tuyên bố phá giá nào đều có thể làm hoảng loạn thị trường vì cách hiểu không đúng do thông tin không đầy đủ/rõ ràng, vì thế đề nghị các "chuyên gia" phát ngôn cần thận trọng và có kiểm soát. Họ cần nhấn mạnh rõ đó là quan điểm riêng của họ chứ đừng phát ngôn theo kiểu như thay mặt NHNN hay khẳng định điều đó nhất định sẽ xảy ra vì thực tế đó cũng không phải công việc hay thẩm quyền của họ.

    NHNN vừa có phát biểu chính thức trấn an dân chúng là động tác rất cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên khẳng đinh chắc chắn sẽ không phá giá cũng không phải cách hay vì tự mình làm mất đường lui và nó có thể làm xấu đi hình ảnh và lòng tin của dân chúng với NHNN (thực tế đã nhiều lần phản bác lại lời nói của quan chức ngân hàng).

    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 26/02/2013 11:46:02 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #245672   26/02/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


     

    Hà hà, các chuyên gia luật hôm nay bàn luận sang cả lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Mình cũng bon chen tham gia một tý :|

    Về mặt lý thuyết đồng tiền ở quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn bắt buộc phải có xu hướng giảm giá so với đồng tiền ở quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn

    Bởi vì nếu không thì hàng nhập khẩu sẽ ngày một rẻ hơn so với hàng trong nước (Ví dụ một cái áo trong nước năm nay bán 100.000 đồng thì năm sau do lạm phát giá sẽ thành 108.000 đồng (giả định tỷ lệ lạm phát trong nước là 8%/năm). Cái áo tương tự nước ngoài bán 5 đô năm sau bán 5,01 đô (Giả định tỷ lệ lạm phát là 2%). Nếu tỷ giá hối đoái không thay đổi là 20.000 đồng/đô thì ở năm nay cái áo ở nước ngoài nhập vào trong nước có giá 100.000 đồng nhưng năm sau chỉ là 102.000 đồng. Rẻ hơn so với giá trong nước => xu hướng nhập hàng hóa sản xuất nước ngoài gia tăng.

    Từ ví dụ đơn giản trên (bỏ qua tất cả các yếu tố liên quan khác có thể ảnh hưởng đến giá như thuế, chi phí vận chuyển, thay đổi mẫu mã, thị hiếu ...) ta thấy để giữ sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước thì quốc gia phải có chính sách ngoại hối phù hợp (cụ thể ở đây là phá giá ở biên độ hợp lý)

    Nhưng đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế việc áp dụng chính sách ngoại hối như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào việc các quốc gia liên quan áp dụng các chính sách tự do thương mại,  chính sách tiền tệ (quy định lãi suất tiền gửi), kiểm soát ngoại hối, thặng dư thương mại, tình trạng tài khoản vãng lai, sức ép chính trị ...ra sao. Chứ không thể nói muốn phá giá bao nhiêu là phá giá.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    boyluat (26/02/2013) buivantuan.law (27/02/2013)