Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể rút ra được một nguyên tắc là nếu Luật và Nghị định có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng Luật. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng được áp dụng và ví dụ sau đây là một minh chứng điển hình:
Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Như vậy, cùng một nội dung về hóa đơn điện tử nhưng thời điểm áp dụng của Nghị định và Luật là không giống nhau. Nhưng trong trường hợp trên ở thời điểm hiện tại chúng ta vẫn sẽ áp dụng theo Nghị định bởi vì:
Từ ngày 01/11/2020, việc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC .
Để triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019, Bộ Tài chính dự thảo trình Chính phủ thay thế Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử. Khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 thì thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì từ ngày 01/11/2020, việc áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Có nghĩa là từ 1/11/2020 tổ chức, cá nhân kinh doanh buộc phải dùng hóa đơn điện tử.
Cập nhật bởi anthuylaw ngày 04/09/2020 01:45:47 CH
Cập nhật bởi anthuylaw ngày 04/09/2020 12:21:16 CH
chính tả
Không có gì là không thể.