Chào Chị,
Nếu đúng như diễn biến của Chị, thì việc Chồng chị đánh anh ta có thể có 3 khả năng như sau:
1. Vi phạm vì là hành vi cố ý gây thương tích
2. Không vi phạm pháp luật do phòng vệ chính đáng
3. Không vi phạm do hành vi này có thể được coi là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Vi phạm vì là hành vi cố ý gây thương tích: Đây là theo quan điểm của cơ quan điều tra và VKS
Theo quan điểm của tôi thì:
1. Không vi phạm pháp luật do phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì lý do sau:
Căn cứ theo Điều 15 BLHS
“Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Nên việc Chồng Chị đuổi theo và bắt người gây ra hành vi vi phạm pháp luật (bỏ chốn) có thể được xem là phòng vệ chính đáng hoặc có thể vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhưng tỷ lệ thương tích không quá 31% nên không xem xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được.
2. Không vi phạm do không không thuộc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Căn cứ theo điều 105 BLHS thì:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.”
Việc Chồng Chị đánh người đó vì mới gây tai nạn cho Chị và bỏ trốn có thể được coi là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nhưng mức thương tật chỉ 12% nên không phạm tội theo khoản 1 điều này.
Điều cần làm để chứng minh việc không phạm tội thuộc 2 trường hợp nêu trên là Chị phải chứng minh được có hành vi ông đó gây tại nạn cho Chị, và Chồng chị đuổi theo sau khi thấy chị bị ông ta gây tai nạn. Mối quan hệ nhân quả của việc đánh người sau khi thấy chị bị gây tai nạn và người gây tai nạn bỏ chốn sẽ khác biệt rất nhiều so với hành vi cố ý gây thương tích.
Chị nên tìm những người làm chứng, giữ lại các biên bản làm việc tại xã có thể hiện ông này gây tại nạn (việc này rất quan trọng) để chứng minh sự việc như trên.
Trường hợp thấy không có sự khách quan trong việc giải quyết vụ việc trên, tôi thành thật khuyên chị nên thuê một luật sư chuyên về hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích của Chồng chị trong vụ việc này.
Ngoài ra, Chị có thể tố cáo hành vi của Ông ta theo quy định tại Điều đưới đây:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;”
Khi có căn cứ chứng minh và chị tố cáo lại thì tình huống có thể thay đổi rất nhiều.
Hy vọng công lý sẽ bảo vệ Chị!
Trân trọng,
Văn Hiếu
Cập nhật bởi legalconsult ngày 03/07/2014 01:57:40 CH
Cập nhật bởi legalconsult ngày 03/07/2014 08:53:50 SA