Nuôi con nuôi!

Chủ đề   RSS   
  • #257278 24/04/2013

    PhanThuHa90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Nuôi con nuôi!

    Mọi người ơi cho mình hỏi trong thời kỳ hôn nhân mà vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi không có sự đồng ý của người còn lại, trong giấy khai sinh chỉ ghi tên cha hoặc mẹ thì khi ly hôn thì người không đồng ý nhận nuôi con có phải cấp dưỡng không? Văn bản nào quy định về vấn để này!

    Thanks cả nhà nhiều!

     
    3525 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanThuHa90 vì bài viết hữu ích
    themiracle (24/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #257344   24/04/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

     Theo tôi bạn chỉ cần xác định đứa trẻ đó có phải là con của người kia hay không thì bạn sẽ có được câu trả lời cho mình.

     
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 24/04/2013 11:29:57 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #257369   24/04/2013

    PCCOLORMANFOOD
    PCCOLORMANFOOD

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:19/12/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 36 lần


    chào bạn & Anh Khacduy

    quan điểm của em về vấn đề này như vậy, xin chia sẻ với anh, và bạn

    Đã là con nuôi thì làm sao xác định được là con hay không theo luật hn&gđ hả anh? luật hn & gd chỉ đề cập đến việc xác định cha mẹ,con theo các điều 63, 64 của luật này nhưng lại ko đề cập đến vấn đề con nuôi

    Trong khi đó luật hn & gd năm 2000 lại đề cập đến 1 vấn đề là một người có thể nhận nhiều người làm con nuôi điều 67. tuy nhiên sang năm 2010 luật này đã có sửa đổi bỏ toàn bộ chương 8 của luật này sang 1 văn bản khác là Luật nuôi con nuôi lại không đề cập đến vấn đề cá nhân có được nhận con nuôi hay không Đ14 Luật Nuôi con nuôi.

    Vì vậy, mặc dù đang trong thời kỳ hôn nhân của 2 người mà một bên nhận con nuôi mà bên kia không đồng ý mà vẫn cho người con nuôi ở trong nhà, giáo dục, chăm sóc như con trong nhà (vấn đề này quan trọng để yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng) mặc dù không có tên trên giấy khai sinh của người con nuôi. lúc này em nghĩ tòa án sẽ ra quyết định bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi kia.

    Trường hợp còn lại mà không chứng minh được mối quan hệ đó thì tất nhiên là không yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng được.

    vài ý kiến cá nhân, mong mọi người trao đổi thêm

     

    Cập nhật bởi khaulam ngày 24/04/2013 04:48:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #257384   24/04/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    khaulam viết:

    chào bạn & Anh Khacduy

    quan điểm của em về vấn đề này như vậy, xin chia sẻ với anh, và bạn

    luật hn & gd chỉ đề cập đến việc xác định cha mẹ,con theo các điều 63, 64 của luật này nhưng lại ko đề cập đến vấn đề con nuôi

    Trong khi đó luật hn & gd năm 2000 lại đề cập đến 1 vấn đề là một người có thể nhận nhiều người làm con nuôi điều 67. tuy nhiên sang năm 2010 luật này đã có sửa đổi bỏ toàn bộ chương 8 của luật này sang 1 văn bản khác là Luật nuôi con nuôi lại không đề cập đến vấn đề cá nhân có được nhận con nuôi hay không Đ14 Luật Nuôi con nuôi.

    Vì vậy, mặc dù đang trong thời kỳ hôn nhân của 2 người mà một bên nhận con nuôi mà bên kia không đồng ý mà vẫn cho người con nuôi ở trong nhà, giáo dục, chăm sóc như con trong nhà (vấn đề này quan trọng để yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng) mặc dù không có tên trên giấy khai sinh của người con nuôi. lúc này em nghĩ tòa án sẽ ra quyết định bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi kia.

    Trường hợp còn lại mà không chứng minh được mối quan hệ đó thì tất nhiên là không yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng được.

    vài ý kiến cá nhân, mong mọi người trao đổi thêm

     

    Chào em!

    Em căn cứ vào đâu mà cho rằng Tòa án sẽ quyết địnhk bên còn lại phải  có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con nuôi của người còn lại?? Em phải hình dung là con nuôi của chồng không đương nhiên trở thành con nuôi của vợ và ngược lại, chỉ khi nào họ cùng nhau nhận con nuôi thì mới đặt ra vấn đề họ có nghĩa vụ cấp dưỡng  khi ly hôn, còn đằng này họ đâu phải là con nên làm sao có thể đặt ra vấn đề cấp dưỡng???

    Hơn nữa ở trên anh không hề đưa ra quan điểm sẽ áp dụng luật nào vậy mà em có nhận đinh "Đã là con nuôi thì làm sao xác định được là con hay không theo luật hn&gđ hả anh?"

     Anh đồng tình với nhận định này của em là muốn xác nhận có phải con nuôi hay không phải con nuôi từ ngày 01/01/2011 thì phải tuân theo luật nuôi con nuôi, nhưng em phải lưu ý là việc xác định có nghĩa vụ cấp dưỡng hay không thì em phải căn cứ thêm luật Hôn nhân và gia đình còn luật nuôi con nuôi không quy định nghĩa vụ này.

    Quay lại câu hỏi chính của chủ đề  câu hỏi chính của bạn Phamthuha90 liên quan tới việc cấp dưỡng nên em phải áp dụng cả 02 văn bản luật trên mới đủ cơ sở để trả lời được.

    Quan điểm của anh thì rất ngắn gọn: Đứa bé không phải là con nuôi của người kia nên khi ly hôn người đó sẽ không có nghĩa vụ cấp dưỡng.

     

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    themiracle (25/04/2013)