Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông

Chủ đề   RSS   
  • #610260 04/04/2024

    Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông

    Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    1. Nội dung quản lý nhà nước về viễn thông

    Căn cứ theo Điều 68 Luật Viễn thông 2023 quy định nội dung quản lý nhà nước về viễn thông như sau:

    - Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển viễn thông, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông; quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về viễn thông.

    - Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông.

    - Phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông.

    - Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông.

    - Quản lý công tác báo cáo, thống kê về viễn thông theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.

    - Hợp tác quốc tế về viễn thông.

    - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông.

    - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông.

    2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông

    Căn cứ theo Điều 69 Luật Viễn thông 2023 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông như sau:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.

    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ yếu.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.

    - Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông tại địa phương.

    3. Hợp tác quốc tế về viễn thông

    Căn cứ theo Điều 70 Luật Viễn thông 2023 quy định hợp tác quốc tế về viễn thông như sau:

    - Hợp tác quốc tế về viễn thông thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.

    - Tuân thủ điều ước quốc tế về viễn thông mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Việt Nam cam kết là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế về viễn thông.

    - Ưu tiên xem xét ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có lợi cho việc thúc đẩy phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông, phù hợp với lợi ích và năng lực của Việt Nam.

    - Khuyến khích hợp tác và hỗ trợ quốc tế cho công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về viễn thông trong phạm vi quản lý.

    Trên đây là một số quy định Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông và Hợp tác quốc tế về viễn thông theo Luật Viễn thông 2023.

     
    50 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận