Nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Chủ đề   RSS   
  • #617996 28/11/2024

    AMCCNHANOI

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:28/11/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

    Luật sư cho em hỏi vấn đề sau về đạo đức nghề luật:

    Luật sư A làm đại diện tố tụng cho bị đơn C là bị đơn trong vụ tranh chấp đất đai với nguyên đơn B. B khởi kiện C tại Toà án vì cho rằng C đã lấn chiếm 300m2 đất của B, với minh chứng là diện tích đất của B được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp là 1300m2, trong khi số liệu B đo đạc thực tế chỉ là 1000m2. C thì cho rằng giữa hai nhà có một bức tường ngăn đã tồn tại từ trước khi B chuyển đến; C đã sinh sống tại đây từ rất lâu và những người chủ cũ của mảnh đất B đang sử dụng chưa từng có khiếu nại hay tranh chấp đất đai với C. 

    Sau khi nghiên cứu hồ sơ, A biết diện tích đất chênh lệch giữa thực tế và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều khả năng chỉ là do sai sót của cơ quan nhà nước khi tiến hành đo vẽ số liệu. Tuy vậy, A vẫn nói với C rằng C gặp bất lợi lớn khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là một vụ tranh chấp phức tạp và khó bảo vệ quyền lợi cho C, yêu cầu C phải trả thêm phí cho A. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, A đã đưa điều khoản về tiền thù lao gồm: 300.000đ/giờ làm việc và 30.000.000đ tiền phí bổ sung vì vụ việc phức tạp. C đã ký hợp đồng với A.  

    Kết quả của vụ tranh chấp là Hội đồng xét xử đã bác đơn kiện của B vì không có đủ cơ sở chứng minh việc khác biệt số liệu là do sai sót trong việc đo đạc diện tích đất.

    Theo quy định của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và Luật Luật sư Việt Nam, hỏi: Luật sư A có thể yêu cầu khách hàng trả khoản tiền phí bổ sung do tính chất phức tạp của vụ tranh chấp không? Nếu trước đây luật sư A từng bào chữa cho B trong một tranh chấp kinh doanh thương mại (không phải với C) thì A có thể là luật sư đại diện cho C trong vụ tranh chấp với B không?

     
    68 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618052   06/12/2024

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

    Chào bạn, 

    Liên quan đến nội dung bạn hỏi, về vấn đề thứ nhất: 

    Căn cứ Quy tắc số 8 tại Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành có đề cập:

    "Quy tắc 8. Thù lao

    Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý."

    Như vậy việc yêu cầu khách hàng trả khoản tiền phí bổ sung do tính chất phức tạp của vụ tranh chấp là hoàn toàn được phép nhưng phải giải thích rõ cho khách hàng căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao và ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về mức thù lao, chi phí cho khách hàng.

    Vì vậy xét trong trường hợp này Luật sư đã làm rõ cách tính chi phí căn cứ vào tình chất phức tạp của vụ tranh chấp, có ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nên trường hợp này không vi phạm đạo đức luật sư về xác định thù lao.

    Tuy nhiên tại Quy tắc số 9 có đề cập:

    "Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

    ...

    9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.

    9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng."

    Như vậy việc lợi dụng thông tin biết được về việc để yêu cầu thêm mức phí là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên xét trong trường hợp này thông tin luật sư biết được chỉ là "diện tích đất chênh lệch giữa thực tế và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều khả năng chỉ là do sai sót của cơ quan nhà nước khi tiến hành đo vẽ số liệu". Tức có nghĩa thông tin này chưa được xác thực, cần phải xác minh thông qua nhiều tài liệu, chứng cứ và nghiệp vụ của luật sư nên việc yêu cầu thêm mức phí do sự việc phức tạp để xác minh tình tiết này là hoàn toàn có cơ sở.

    Do đó tóm lại theo tình huống trên, việc luật sư yêu cầu thêm chi phí phức tạp của vụ việc khi đã giải thích rõ căn cứ yêu cầu, ghi rõ mức phí cho khách hàng là không vi phạm đạo đức hành nghề luật sư.

    Về vấn đề thứ hai:

    Căn cứ quy định tại Quy tắc số 15 có đề cập:

    "Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

    ...

    15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

    15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;

    15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.

    15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;

    15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;

    15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;

    15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;

    15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6."

    Theo đó nếu trường hợp vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ thì Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc.

    Tuy nhiên ở đây phải xác định là khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ. Còn trường hợp của mình hai vụ việc không liên quan đến nhau cho nên Luật sư tiếp nhận là không vi phạm Quy tắc số 15 này.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenquocthanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2024)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: