Nội dung bắt buộc khám định kỳ đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại

Chủ đề   RSS   
  • #602697 20/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Nội dung bắt buộc khám định kỳ đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại

    Người lao động (NLĐ) làm công việc nặng nhọc hay trong môi trường độc hại luôn là đối tượng lao động được ưu tiên, hỗ trợ từ doanh nghiệp. Với nhiều chính sách đãi ngộ thì trong đó khám định kỳ sức khỏe là điều bắt buộc phải có.
     
    Tuy nhiên, đây là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm đến sức khỏe, vì thế những nội dung cần phải khám sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ cần lưu ý những gì?
     
    noi-dung-bat-buoc-kham-dinh-ky-doi-voi-lao-dong-lam-viec-nang-nhoc-doc-hai
     
    1. Công việc nặng nhọc, độc hại được quy định ra sao?
     
    Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những ngành nghề làm trong môi trường có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng lao động của NLĐ, theo Điều 22 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
     
    Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
     
    Theo đó, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
     
    2. Có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
     
    Căn cứ Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có nêu doanh nghiệp phải thực hiện khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định sau:
     
    - Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ; đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
     
    - Khi khám sức khỏe, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
     
    - Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
     
    Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ khi làm việc tại doanh nghiệp là một trong những yếu tố bắt buộc phải thực hiện khi ký hợp đồng lao động. Việc khám sức khỏe đối với từng đối tượng phải thực hiện phù hợp với từng đối tượng.
     
    3. Nội dung khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động
     
    Theo Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT (sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BYT) quy định nội dung khám sức khỏe như sau:
     
    - Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
     
    - Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
     
    - Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
     
    Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
     
    - Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.
     
    - Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.
     
    4. Nội dung khám sức khỏe định kỳ khi người lao động có bệnh nghề nghiệp
     
    Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp của NLĐ được thực hiện như sau:
     
    - Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
     
    - Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
     
    - Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
     
    - Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
     
    - Trường hợp NLĐ đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT.
     
    - Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp.
     
    1740 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận