“Nơi cư trú cuối cùng” của cá nhân được xác định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #494599 19/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    “Nơi cư trú cuối cùng” của cá nhân được xác định như thế nào?


    Nơi cư trú của cá nhân không chỉ là nơi cá nhân đó sinh sống hay nơi thực hiện các hoạt động, quan hệ xã hội mà đó còn là nơi cá nhân làm căn cứ để thực hiện, xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý trong nhiều trường hợp. Nó có một ý nghĩa đặc biệt không những đối với cá nhân đó mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ hành chính giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với công dân của mình.

    Tuy nhiên, trên thực tế quy định về “nơi cư trú cuối cùng của cá nhân hiện nay vẫn chưa rõ ràng, có nhiều bất cập gây khó khăn cho cả các đương sự và Cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động xét xử. Cụ thể: Nguyên đơn, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú cuối cùng để giải quyết nếu không biết nơi cư trú của bị đơn (theo điểm a  khoản 1  Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

    Trong khi đó, tại Điều 40 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân, theo đó:

    + Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

     + Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của một cá nhân thì nơi cư trú của một cá nhân đó là nơi cá nhân đó đang sinh sống.

    Mặt khác, trong Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định:

    + Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trong đó: Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú và nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

    + Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

    Như vậy, Luật cư trú 2006 quy xác định nơi cư trú của một công dân dựa trên nơi ở mà công dân đó "đã đăng ký" với cơ quan quản lý có thẩm quyền, đó là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú. Trong khi đó, theo Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ đơn giản các định nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân đó đang sinh sống” chứ không cần phải là nơi cá nhân đó đăng ký thường trú hay tạm trú quy định tại Luật cư trú 2006.

    Có thể thấy, với hai quy định mâu thuẫn với nhau, đã làm khó cho Cơ quan tiến hành tố tụng và cả nguyên đơn, người yêu cầu và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng không quy định như thế nào là “nới cư trú cuối cùng” vì vậy điều này gây khó khăn cho cả nguyên đơn và Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định nơi cư trú và nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết vụ việc.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 19/06/2018 05:42:57 CH Cập nhật bởi lanbkd ngày 19/06/2018 05:41:27 CH
     
    2367 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (02/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận