NLĐ tự ý nghỉ việc khi cha, mẹ ốm đau có bị sa thải không?

Chủ đề   RSS   
  • #611697 18/05/2024

    Moon1992

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:18/05/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NLĐ tự ý nghỉ việc khi cha, mẹ ốm đau có bị sa thải không?

     

    Anh T vào làm việc tại công ty X theo hợp đồng không xác định thời hạn từ năm 2017. Tháng 6 năm 2017 công ty X cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật bản với cam kết làm việc cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong. Ngày 15/11/2018 anh T xin nghỉ phép 6 ngày để về quê chăm sóc mẹ đang bị ốm nhưng giám đốc công ty X không đồng ý vì lý do doanh nghiệp đang gấp rút oàn thành hopwh đồng để giao nộp sản phẩm cho đối tác. Tuy nhiên do mẹ ốm nặng nên anh T tự ý nghỉ việc 6 ngày . Ngày 20/12/2018 công ty X họp xử ký kỷ luật anh T và ra quyết định sa thải anh. Anh T cần đưa ra cơ sở nào để cho rằng mình nghỉ việc là hợp pháp

     
    107 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #611797   22/05/2024

    motchutmoingay24
    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    NLĐ tự ý nghỉ việc khi cha, mẹ ốm đau có bị sa thải không?

    Chào bạn,

    Theo khoản 4 Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019, hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng khi:

    "....

    4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng

    ...."

    Như vậy, NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

    Trường hợp NLĐ nghỉ không phép nhưng có lý do chính đáng thì không bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, các lý do chính đáng là:

    - Nghỉ việc vì thiên tai, hỏa hoạn;

    - Nghỉ việc vì bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    - Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Như vậy, trường hợp của anh T là nghỉ không phép nhưng có lý do chính đáng.

    Trường hợp anh T nghỉ việc không phép nhưng có lý do chính đáng mà công ty X vẫn sa thải anh T thì công ty X bị xem là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, công ty X phải thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định tại Điều 41 Bộ Luật Lao động 2019:

    Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

    Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

    3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |