NLĐ nghỉ ngang có bị khấu trừ lương

Chủ đề   RSS   
  • #615855 30/08/2024

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    NLĐ nghỉ ngang có bị khấu trừ lương

    Nếu đưa vào HĐLĐ, nội quy, thỏa ước... hoặc 1 vb thỏa thuận hoặc làm cam kết xác nhận việc NLĐ và NSDLĐ đồng ý sẽ khấu trừ tiền bồi thường do nghỉ trước ngày thông báo vào lương thực nhận thì có bị trái quy định pháp luật không?

    Có được khấu trừ lương khi NLĐ nghỉ ngang?

    Tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khấu trừ tiền lương như sau:

    - Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

    - Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

    - Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.”

    Như vậy NSDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Ngoài trường hợp này ra thì NSDLĐ không được khấu trừ tiền lương của NLĐ. Do đó, thỏa thuận khấu trừ lương do NLĐ vi phạm thời gian báo trước là trái với quy định của pháp luật.

    Nếu là trái luật thì sẽ có chế tài nào trong TH này cho NSDLĐ?

    Căn cứ Điều 6, Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

    - Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Vi phạm quy định về tiền lương

    - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: … khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; … theo một trong các mức sau đây:

    + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    + Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    + Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    + Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả

    + Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;

    + Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.”

    Như vậy doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định trên tùy vào vi phạm với bao nhiêu NLĐ. Mức phạt trên đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

     
    48 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận