NLĐ không được trả trợ cấp thôi việc đúng luật phải báo với cơ quan nào?

Chủ đề   RSS   
  • #601810 14/04/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần


    NLĐ không được trả trợ cấp thôi việc đúng luật phải báo với cơ quan nào?

    Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ và đợi nhận trợ cấp thôi việc từ NSDLĐ thì gặp phải tình huống NSDLĐ mượn cớ, tìm lý do để không chi trả hay kéo dài thời gian khiến NLĐ gặp khó khăn. Vậy trong trường hợp này NLĐ cần làm gì?

    Những trường hợp nào NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc?

    NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp sau đây thì không được nhận trợ cấp thôi việc, cụ thể:

    Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Hết hạn hợp đồng lao động;

    - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    - NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    - NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    - NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

    - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.

    Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

    Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.

    Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới).

    Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được nhận trợ cấp thôi việc

    Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

    Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt hành chính không?

    Theo những phân tích trên nếu NLĐ đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà NSDLĐ không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

    Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

    Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:

    - Từ 01-02 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    - Từ 02-05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    - Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    - Từ 10-15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    - Từ 15-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    Trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc, NLĐ cần làm gì?

    Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau:

    Cách 1: Khiếu nại

    Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau:

    - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

    + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

    Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

    + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

    + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

    Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

    Cách 2: Tố cáo

    Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

    Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

    Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

    Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động:

    Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

    - Hòa giải viên lao động;

    - Hội đồng trọng tài lao động; và

    - Tòa án nhân dân.

    Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?

     
    2391 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận