Chào bạn !
Vấn đề mà bạn đưa ra có hai vấn đề :
-thứ nhất : Chủ DNTN là người đứng tên trên bìa đỏ và bảo lãnh cho DNTN vay vốn ngân hàng có được không? Có thuộc trường hợp "khác" quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS 2005 và Bộ luật hiện nay đang áp dụng là tại khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 :''một cá nhân ,pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhung không đươc nhân danh người đại diện để xác lập ,thực hiện giao dịch dân sự với chính mình với bên thứ 3 mà mình cũng là đại diện của người đó , trừ trường hợp pháp luật có quy định khác "
-Thứ 2 : nếu chủ hộ ủy quyền cho Vợ toàn quyền quyết định giao dịch về tài sản đó ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng có được không,có đảm bảo tính pháp lý không?
Mình xin trả lời như sau :
Vấn đề thứ nhất :Căn cứ vào Điều 183 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì " Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản của mình , tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là tài sản của doanh nghiệp nó không có sự tách biệt .Căn cứ vào khoản 4 điều 185 Luật doanh nghiệp :''chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ''. Theo đó chủ doanh nghiệp có quyền đứng tên bìa đỏ và bảo lãnh cho ngân hàng cho DNTN vay vốn .
Vấn đề thứ 2 : Việc chủ hộ ủy quyền cho vợ toàn quyền quyết định giao dịch thì vẫn được xem là hợp pháp bởi đây là tài sản chung của vợ và chồng như vậy quyền quyết định nằm trong tay của cả 2 vợ chồng và trong trường hợp này người chồng đã ủy quyền cho vợ tham gia giao dịch với ngân hàng tức người chồng đã đồng ý tuy nhiên trách nhiệm người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vẫn là chủ doanh nghiệp .