Những từ bị cấm trong quảng cáo thuốc

Chủ đề   RSS   
  • #460257 07/07/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Những từ bị cấm trong quảng cáo thuốc

    Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, các thông tin, hình ảnh sau đây không được dùng để quảng cáo thuốc:

    - Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.

    - Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

    - Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.

    - Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.

    - Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

    - Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:

    + Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;

    + Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;

    + Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;

    + Chỉ định mang tính kích dục;

    + Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;

    + Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;

    + Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;

    + Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.

    - Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

    - Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

    - Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.

    - Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.

    - Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.

    - Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.

    - Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

    - Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.

    - Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

    Nếu quảng cáo thuốc mà sử dụng các thông tin, hình ảnh như trên thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

    Việc cấm các nội dung, hình ảnh như quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh gây hiểu lầm khi quyết định sử dụng thuốc cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

    Cập nhật bởi hkhduy ngày 07/07/2017 10:10:17 CH
     
    8121 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    AiNguyen1995 (08/07/2017) ntqn1993 (08/07/2017) GHLAW (08/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460839   13/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Cụm từ mình thường nghe nhất trong các quảng cáo về thuốc là "đừng lo...đã có", thực sự thì việc cấm sử dụng những cụm từ này là hợp lý, bởi lẽ nó gây nhầm lẫn cho rất nhiều người, khi nó truyền tải không đúng sự thật vì việc sử dụng thuốc có khỏi bệnh hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, điều kiện chăm sóc...thuốc không phải là thần dược chữa trị hết mọi bệnh, nên tránh hiểu lầm như vậy là phù hợp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanh241994 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (18/07/2017)
  • #461694   18/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Thanh241994 viết:

    Cụm từ mình thường nghe nhất trong các quảng cáo về thuốc là "đừng lo...đã có", thực sự thì việc cấm sử dụng những cụm từ này là hợp lý, bởi lẽ nó gây nhầm lẫn cho rất nhiều người, khi nó truyền tải không đúng sự thật vì việc sử dụng thuốc có khỏi bệnh hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, điều kiện chăm sóc...thuốc không phải là thần dược chữa trị hết mọi bệnh, nên tránh hiểu lầm như vậy là phù hợp

    Việc quảng cáo thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người nên quy định như thế này là hợp lý. Hiện quy định về chế tài xử lý vi phạm trong quảng cáo thuốc cũng khá nặng nhưng có khá ít tổ chức, cá nhân bị xử lý trong khi tình trạng quảng cáo không đúng quy định diễn ra khá nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #460890   13/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Bạn cho mình hỏi thêm về hình thức xử phạt được không?
    Vì hiện tại mình thấy những quảng cáo: thuốc trị viêm xoang, thuốc trị yếu sinh lý, thuốc trị mụn, thuốc giảm cân, ... đang tràn lan trên mạng xã hội đều chứa những cụm từ bị cấm theo quy định trên. Nhưng hiện họ vẫn hoạt động bình thường.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    hkhduy (18/07/2017)
  • #461695   18/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    TruongMinhToan viết:

    Bạn cho mình hỏi thêm về hình thức xử phạt được không?
    Vì hiện tại mình thấy những quảng cáo: thuốc trị viêm xoang, thuốc trị yếu sinh lý, thuốc trị mụn, thuốc giảm cân, ... đang tràn lan trên mạng xã hội đều chứa những cụm từ bị cấm theo quy định trên. Nhưng hiện họ vẫn hoạt động bình thường.

     

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo:

    "Điều 68. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị; quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều 68 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP:

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại các điểm a, c và d Khoản 3, Khoản 4 Điều này;

    b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý hành vi quảng cáo không đúng quy định cũng chỉ xử phạt đối với quảng cáo trên truyền hình hay ngoài trời. Các quảng cáo vi phạm trên Internet, đặc biệt là mạng xã hội vẫn chưa bị xử lý nghiêm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (19/07/2017)
  • #460895   13/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn, mình thấy các cụm từ như: " chuyên trị" "hàng đầu" "chất lượng cao" "an toàn", "không lo", " giảm ngay", " giảm tức thì"... từ lâu rồi đã xuất hiện rất nhiều trên tivi, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vậy tại sao khi kiểm duyệt các chương trình quảng cáo này mà các nhà đài lại không yêu cầu đơn vị quảng cáo phải sửa đổi lại. Và theo mình biết thì chưa có vụ việc xử lý nhà đài hay đơn vị quảng cáo về vi phạm việc sử dụng các từ ngữ như trên để quảng cáo thuộc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (20/07/2017)
  • #461953   20/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    nguyentrongtan188 viết:

    Chào bạn, mình thấy các cụm từ như: " chuyên trị" "hàng đầu" "chất lượng cao" "an toàn", "không lo", " giảm ngay", " giảm tức thì"... từ lâu rồi đã xuất hiện rất nhiều trên tivi, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vậy tại sao khi kiểm duyệt các chương trình quảng cáo này mà các nhà đài lại không yêu cầu đơn vị quảng cáo phải sửa đổi lại. Và theo mình biết thì chưa có vụ việc xử lý nhà đài hay đơn vị quảng cáo về vi phạm việc sử dụng các từ ngữ như trên để quảng cáo thuộc.

    Theo mình biết thì rất ít quảng cáo vi phạm quy định đã bị xử lý. Điểm hình có vụ Công ty TNHH Nhất Nhất bị xử phạt vì quảng cáo sản phẩm Hoạt Huyết Nhất Nhất không đúng nội dung đã đăng ký năm 2016 với mức phạt là 30 triệu đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #461026   14/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Cấm là một việc nhưng mình thấy những shop bán thuốc online thậm chí không rõ nguồn gốc từ đâu ra vẫn tràn lan trên mạng và vẫn nhiều người tin tưởng mua và sử dụng, lỡ có xảy ra hậu quả gì cũng chả biết tìm ai để chịu trách nhiệm. Và đương nhiên là sẽ sử dụng những cụm từ đó để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng nhẹ dạ cả tin, vậy thì việc quản lý hoặc xử phạt trong những trường hợp này e là cũng khó 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (20/07/2017)
  • #461954   20/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    thanhvan312 viết:

    Cấm là một việc nhưng mình thấy những shop bán thuốc online thậm chí không rõ nguồn gốc từ đâu ra vẫn tràn lan trên mạng và vẫn nhiều người tin tưởng mua và sử dụng, lỡ có xảy ra hậu quả gì cũng chả biết tìm ai để chịu trách nhiệm. Và đương nhiên là sẽ sử dụng những cụm từ đó để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng nhẹ dạ cả tin, vậy thì việc quản lý hoặc xử phạt trong những trường hợp này e là cũng khó 

    Mình thấy việc kiểm soát và xử lý quảng cáo trên truyền hình hay quảng cáo ngoài trời còn chưa chặt chẽ, chưa tính đến những quảng cáo trên mạng. Việc vi phạm quy định về quảng cáo thuốc trên mạng là rất dễ dàng và rất khó xử lý. Nhưng đây là kênh thông tin rất dễ dàng tiếp cận trong tình hình hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #461107   14/07/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Haha, rảnh rỗi ngồi coi mấy cái quảng cáo thì thấy:

    - Panadol extra: Giảm hiệu quả 3 triệu chứng đau đầu
    - Colocol extra: Giảm nhanh cơn đau, chia tay cơn đau
    - Alaxan: Giảm nhanh cơn đau hiệu quả
    - Decolgen: Giảm nhanh triệu chứng cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi

    Kiểu này các “ông ấy” có phải về viết lại quảng cáo không mọi người???

     
    Báo quản trị |