Những tình tiết, sự kiện dùng làm chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #617539 16/10/2024

    Những tình tiết, sự kiện dùng làm chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh

    Theo quy định hiện nay nguyên tắc trong tố tụng cạnh tranh gồm những gì? Các chứng cứ nào không cần chứng minh. Doanh nghiệp có phải cung cấp thông tin vụ việc cạnh tranh khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu.

    1. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

    Căn cứ Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 quy định Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh như sau:

    - Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.

    - Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    -Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

    Theo đó tố tụng trong cạnh tranh được thực hiện theo 03 nguyên tắc như trên.

    2. Những tình tiết, sự kiện dùng làm chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh

    Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định những tình tiết, sự kiện dùng làm chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh bao gồm:

    - Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận.

    - Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.

    - Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

    Theo đó những tình tiết, sự kiện theo quy định trên thì không cần phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh.

    3.Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

    Căn cứ Điều 57 Luật Cạnh tranh 2018 quy định trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh như sau:

    - Cơ quan, người có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

    - Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu đang quản lý, nắm giữ liên quan đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

    Theo đó các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu đang quản lý, nắm giữ liên quan đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

     
    26 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận