|
Những thay đổi cần lưu ý tại Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực 01/01/2020
|
1. Định nghĩa chăn nuôi.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Tuy nhiên, tại Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004 quy định giống vật nuôi chỉ bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.
Giống vật nuôi theo Luật Chăn nuôi 2018 rộng hơn, là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau, bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
2. Nghiêm cấm bơm nước vào gia cầm nhằm gian lận thương mại
Hình ảnh gà, vịt được bầy bán tại các chợ căng tròn do bị bơm nước vào thân để tăng khối lượng khi bán đã không còn xa lạ. Tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định 14 hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, thay vì 7 hành vi như trong Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004. Đáng chú ý là hành vi cấm sau:
- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi (trong đó có lợn, gà, vịt,…) nhằm mục đích gian lận thương mại;
- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ
Điểm mới nổi bật của Luật Chăn nuôi 2018 so với Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004 là việc quy định riêng một Mục tại Chương V về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi. Bao gồm những yêu cầu sau:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp, bảo đảm không gian thoáng mát, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống trên đường vận chuyển;
Tuy nhiên, với quy định này ban đầu sẽ rất khó kiểm soát và người dân khi giết mổ động vật thường không gây mê cho con vật. Phải có quá trình lâu mới dần kiểm soát được.
4. Tổ chức, cá nhân phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND xã
Theo đó, Khoản 1 Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã.
Quy định này được đưa vào quy định trong Luật nhằm kiểm soát được quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể từng vùng. Theo đó, nghĩa vụ kê khai với UBND được đặt ra cụ thể với:
- Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải kê khai đực giống (điểm a khoản 3 Điều 23);
- Cơ sở sản xuất, mua bán sản phẩm giống vật nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi (điểm a khoản 2 Điều 25);
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi (điểm a khoản 2 Điều 57).
Đặc biệt, tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
Ở trên là một số quy định đáng chú ý tại Luật chăn nuôi 2018, các bạn có thể tham khảo để khi văn bản chính thức có hiệu lực thi hành thì áp dụng cho chính xác.
|
Bài viết liên quan:
|
|