Những sai lầm nhiều sinh viên Luật thường mắc phải

Chủ đề   RSS   
  • #436085 16/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Những sai lầm nhiều sinh viên Luật thường mắc phải

    >>> Những quan niệm sai lầm về ngành Luật

    Chào các bạn, góp nhặt từ nhiều buổi trao đổi, trò chuyện với các bạn sinh viên Luật thì mình phát hiện ra một sự thật, đó là có những sai lầm (không biết là do buồn ngủ, tiếp thu nhầm hay là do giảng viên truyền đạt nhầm, nhưng mình nghĩ khả năng thứ 1 cao hơn) mà nhiều sinh viên Luật mang nó theo cho tới lúc ra trường, rồi đi làm luôn.

    Sai lầm của sinh viên Luật

    1. Chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam

    Hiện nay, trong văn bản luật và ngay cả các văn bản hướng dẫn luật đều không phân biệt chủ thể thực hiện hành vi này là nam hoặc nữ nhé các bạn.

    Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:

    Điều 111. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Đến Bộ luật hình sự 2015 cũng không khác mấy:

    Điều 141. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Các bạn có thể xem thêm thảo luận về vấn đề này tại đây nhé.

    2. Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law chỉ sử dụng án lệ là nguồn để xét xử, còn các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law thì chỉ sử dụng văn bản pháp luật là nguồn để xét xử.

    Thực tế, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law hay là Civil Law, họ đều xét xử dựa trên các nguồn văn bản pháp luật, tập quán và án lệ, chỉ có điều họ khác nhau về thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn này, đó là:

    Common Law: Án lệ, luật thành văn và tập quán.

    Civil Law: Luật thành văn, tập quán, án lệ

    3. Người bị tâm thần thì người đó bị mất năng lực hành vi dân sự

    Các bạn sinh viên Luật thường nhầm lẫn giữa tình trạng sức khỏe của một người với tình trạng năng lực hành vi dân sự người đó, nên nhớ, theo Điều 22 của Bộ luật dân sự 2005, thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi bị tâm thần và có quyết định của Tòa tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự (trên cơ sở kết luận giám định)

    Công thức:

    Mất năng lực hành vi dân sự = Bị tâm thần + Quyết định của Tòa án

    Câu này mấy thầy cô hay cho thi, nhất là ở phần nhận định đúng sai nên các bạn lưu ý!

    4. Người bị khuyết tật là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Cái này cũng tương tự như giải thích trên, áp dụng Điều 23 Bộ luật dân sự 2005.

    Công thức:

    Hạn chế năng lực hành vi dân sự = Nghiện ma túy, nghiện chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản + Quyết định của Tòa án

    Mấy bạn phải lưu ý cái này nhe, vừa rồi Vietcombank dính vụ lùm xùm từ chối mở thẻ ATM cho người khuyết tật vì cho rằng người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không đủ điều kiện để giao dịch.

    Chắc cô cậu nhân viên ngân hàng này không học luật hoặc có học luật nhưng ngày đó cúp học hay có đi học mà buồn ngủ nè!

    Thế mới nói, thời đi học làm sai chỉ bị điểm thấp, bất quá thì học lại tốn tiền, chứ đi làm rồi, sai sót không chỉ mất tiền mà còn bị ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và điều đó còn phản ánh năng lực của mình như thế nào đấy các bạn.

    5. Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước thì tất nhiên công ty con cũng là doanh nghiệp nhà nước

    Điều này hoàn toàn sai, bởi vì doanh nghiệp nhà nước theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2014 là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

    - Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    (Theo Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp)

    6. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

    Công ty hợp danh chỉ có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp 2014, còn theo Bộ luật dân sự 2005, công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.

    >>> Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học 

    Còn nữa...

     
    43034 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #436107   16/09/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Rất đồng ý với vấn đề thứ nhất. Các bác học luật nhiều quá rồi không chịu hiểu theo ngôn ngữ thông thường :|

    Chưa thấy thỏa mãn với cách nói nước đôi ở vấn đề thứ sáu. Vậy theo bác shin thì rốt cuộc công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không ?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/09/2016) shin_butchi (07/10/2016)
  • #436146   17/09/2016

    justice.vn
    justice.vn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi không đồng tính với vấn đề thứ 6: "Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân".

    Thoạt nhìn, ở đây có sự quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, theo tư duy pháp lý thì Công ty hợp danh thuộc sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, nên nói Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý.

    Tôi xin đưa ra một ví dụ, thường thì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình (mâu thuẫn với Đ.84 BLDS 2005), nhưng nếu có thêm thành viên khác góp vốn thì những thành viên này lại chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp (thỏa mãn Đ.84 BLDS 2005).

    Hơn nữa, theo quy định của Luật ban hành văn bản và quy phạm pháp luật 2015 thì Luật hay Bộ luật đều có giá trị pháp lý ngang nhau; theo khoản 3 Đ.156 của Luật này quy định: 

    "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau".

    Như vậy, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp 2014 là đúng và có đầy đủ cơ sở pháp lý.

    Cập nhật bởi justice.vn ngày 17/09/2016 10:51:46 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn justice.vn vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/09/2016) shin_butchi (07/10/2016)
  • #436148   17/09/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Như vậy đến 01/01/2017 khi BLDS 2015 bắt đầu có hiệu lực, công ty hợp danh sẽ không còn tư cách pháp nhân hay sao

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/09/2016) justice.vn (17/09/2016) shin_butchi (07/10/2016)
  • #436151   17/09/2016

    justice.vn
    justice.vn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Cảm ơn bạn đã có phản biện rất hay. Bạn đã nêu ra một điểm bất cập trong Luật ban hành văn bản và quy phạm pháp luật.

    Về mặt thực tiễn, trường hợp hai văn bản cùng quy định về một vấn đề, trong đó một văn bản quy định một cách chung nhất và một văn bản quy định mang tính chất chuyên sâu trong một lĩnh vực quản lý cụ thể (thường được gọi là văn bản chuyên ngành). Trong trường hợp này, thông thường văn bản quy định chuyên sâu phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực hơn văn bản quy định chung. Vì thế, việc áp dụng văn bản chuyên ngành khi giải quyết các công việc cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực thường thuận lợi và mang lại hiệu quả điều chỉnh cao hơn. Vấn đề ưu tiên áp dụng này cũng được đưa vào trong nhiều văn bản Luật, ví dụ như Luật doanh nghiệp, Luật cán bộ công chức,...

    Tuy nhiên, bất cập ở chỗ, sẽ có 2 trường hợp xảy ra như tôi và bạn đang tranh luận với nhau:

    1. Nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn bản quy định chung, thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng không có gì trái với Luật,

    2. Nhưng nếu văn bản chuyên ngành ban hành trước văn bản quy định chung, như trong trường hợp bạn nêu, đó là khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, thì lựa chọn văn bản nào để áp dụng (Luật doanh nghiệp 2014 hay BLDS 2015) là vấn đề khó khăn và tiềm ẩn khả năng áp dụng pháp luật không thống nhất.

    Mặc dù vậy, tại từng vụ việc cụ thể, thời điểm cụ thể, chúng ta sẽ có nhiều căn cứ hơn để giải quyết tranh chấp, cũng như chứng minh, thuyết phục tại Tòa, trong khi chờ các nhà làm luật cải cách và thống nhất lại các điều khoản luật.

    Cập nhật bởi justice.vn ngày 17/09/2016 12:46:48 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn justice.vn vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (07/10/2016) trang_u (17/09/2016)
  • #436155   17/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào các bạn.

    Bản chất cty Hơp doanh không phải là pháp nhân nhưng lại được gán ghép cho nó cái tư cách pháp nhận, khiến lập luận như thế nào cũng sẽ đi vào ngỏ cụt.

    Bạn justice.vn lúc đầu cho là cùng cấp ban hành thì áp dụng luật sau, nhưng sau đó lại lập luận áp dụng luật chuyên ngành là tự mâu thuẩn.

    Tôi hiếu luật chuyên nhành là gì nhưng quy định ở đâu thì không thấy có; lý do không thể giải thích khái niệm luật chuyên ngành theo tôi vì đó chỉ là khái niệm tương đối: so với luật dân sự về thành lập doanh nghiệp thì luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành; nhưng luật "chuyên ngành" doanh nghiệp so với luật luật sư, luật công chứng... ở khía cạnh thành lập DN thì luật luật sư, luật công chứng. . .mới là chuyên ngành; trong lĩnh vực kế toán thì luật kế toán là luật chuyên ngành chứ không phải luật luật sư.

    Luật chuyên ngành về bản chất là luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ pháp luật phát sinh; mà quan hệ pháp luật nào là "trực tiếp", mấu chốt khi có xung đột thì lại có tranh luận.

    Dù luật dân sự 2015 ban hành sau luật doanh nghiệp, nhưng trên thực tế hiện nay vẫn phải thừa nhận cty hợp doanh là pháp nhân vì luật dân sự chỉ nêu điều kiện để một tổ chức thỏa mãn thì mới được xem là pháp nhân; luật doanh nghiệp thì khẳng định Cty hợp doanh là pháp nhân nên vấn đề xem xét điều kiện theo luật dân sự để kết luận Cty hợp doanh có pháp nhân hay không sẽ không được đặt ra.

    Chỉ khi nào không có luật nào xác định một tố chức là pháp nhân thì mới đặt vấn đề có thỏa mãn điều kiện là pháp nhân hay không, Ví dụ: Hộ gia đình; nhà nước (giờ thì đã khẳng định là có) . . .

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/09/2016 01:20:16 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (07/10/2016) trang_u (17/09/2016)
  • #436157   17/09/2016

    justice.vn
    justice.vn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn,

    Thứ nhất, quan điểm của tôi không mâu thuẫn, mà là đang phân tích dựa trên 2 khía cạnh, một mặt là theo quy định của pháp luật, một mặt là theo các nghiên cứu và thực tiễn áp dụng.

    Mặc dù không có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích thế nào là luật chuyên ngành, và khái niệm này là tương đối đúng theo như bạn nhận định, nhưng về bản chất, trong trường hợp chúng ta đang bàn luận, Luật doanh nghiệp rõ ràng điều chỉnh sâu, sát và trực tiếp hơn Bộ luật dân sự về vấn đề thành lập và tổ chức pháp nhân, ở đây là Công ty hợp danh.

    Thứ hai, theo thực tiễn áp dụng QPPL và tập quán áp dụng văn bản luật của các nước trên thế giới, luật quy định cụ thể trực tiếp vấn đề luôn được ưu tiên áp dụng hơn luật chung. Chưa kể, trong thời điểm hiện tại, Luật doanh nghiệp 2014 lại là luật ra đời sau BLDS 2005, do vậy đương nhiên tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh do Luật doanh nghiệp điều chỉnh, theo Điều 156 Luật ban hành văn bản và QPPL.

    Tóm lại, Công ty hợp danh là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Cập nhật bởi justice.vn ngày 17/09/2016 05:39:41 CH Cập nhật bởi justice.vn ngày 17/09/2016 02:28:46 CH
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn justice.vn vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/09/2016) shin_butchi (07/10/2016) trang_u (17/09/2016)
  • #436161   17/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Cám ơn bạn justice.vn. Bạn lập luận rất hay và rất thuyết phục.

    Tuy nhiên, bạn nên bỏ câu "Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình" vì câu này chỉ có trong giáo trình đào tạo kiểm soát viên, chứ không phải đào tạo luật sư (trừ trường hợp bạn học và định hướng công tác ở VKS) :'(

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/09/2016 02:12:45 CH
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (07/10/2016) trang_u (17/09/2016) justice.vn (17/09/2016)
  • #437961   07/10/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    hungmaiusa viết:

    Cám ơn bạn justice.vn. Bạn lập luận rất hay và rất thuyết phục.

    Tuy nhiên, bạn nên bỏ câu "Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình" vì câu này chỉ có trong giáo trình đào tạo kiểm soát viên, chứ không phải đào tạo luật sư (trừ trường hợp bạn học và định hướng công tác ở VKS) :'(

    Cách diễn đạt của bạn justice.vn rất dễ hiểu, riêng bác, thấy bác hungmaiusa sai chính tả lần 2 :| " kiểm soát viên"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (07/10/2016)
  • #436167   17/09/2016

    justice.vn
    justice.vn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Yes, xin nghe theo chỉnh sửa của anh hungmaiusa 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn justice.vn vì bài viết hữu ích
    trang_u (17/09/2016)
  • #436168   17/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào 2 bạn mình có vấn đề thắc mắc, cũng liên quan đến tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:

    Hôm bữa mình đi học, có nghe thầy giảng, đúng là tại có sự mâu thuẫn về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh giữa Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ luật dân sự 2005, thế nhưng đến khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời thì sự mâu thuẫn đó không còn, đã thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh bởi Khoản 3 Điều 87.

    Do lúc đi học mình không mang theo Bộ luật dân sự 2015 nên không đọc được, về nhà mở ra xem thì cũng không hiểu tại sao thầy lại nói vậy, trong khi điều kiện về thành lập tư cách pháp nhân không thay đổi so với trước.

    Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

    1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

    Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    justice.vn (17/09/2016)
  • #436189   17/09/2016

    justice.vn
    justice.vn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn trang_u, cảm ơn thông tin bổ sung thú vị của bạn về vấn đề này.

    Theo BLDS 2015 sẽ có hiệu lực từ năm sau,  khoản 3 Điều 87 đã có sửa đổi so với khoản 3 Điều 93 BLDS 2005, quy định tương tự về vấn đề "Trách nhiệm dân sự của pháp nhân", cụ thể là thêm đoạn: "trừ trường hợp luật có quy định khác".

    Như vậy, BLDS 2015 đã giải tỏa mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm dân sự "vô hạn" của thành viên hợp danh trong Công ty luật hợp danh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa vấn đề.

    Về điều kiện cần để trở thành một pháp nhân, tức là ở Điều 74 BLDS 2015, về cơ bản không có gì thay đổi so với BLDS 2014, trong đó điểm c khoản 3 quy định pháp nhân phải "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó". Mặc dù, Luật doanh nghiệp 2014 có cho phép thành viên hợp danh được chuyển quyền sở hữu tài sản cá nhân thành tài sản công ty tại khoản 1 Điều 174, theo đó công ty hợp danh vẫn hoạt động bình thường với tài sản pháp nhân tách biệt với cá nhân, nhưng nếu tài sản pháp nhân không đủ để chịu trách nhiệm dân sự thì tài sản cá nhân của thành viên công ty vẫn sẽ mặc nhiên được sử dụng đến. Do đó, vẫn tồn tại mâu thuẫn ở mấu chốt này giữa BLDS và Luật doanh nghiệp.

    Tóm lại, về mặt lý luận, phải có pháp nhân thì mới có trách nhiệm dân sự của pháp nhân, mà ngay từ điều kiện hình thành pháp nhân BLDS đã mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp về vấn đề tài sản độc lập tách biệt, nên sự ra đời cùng những sửa đổi của BLDS 2015 vẫn chưa đủ yếu tố cần và đủ để giải quyết mâu thuẫn này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn justice.vn vì bài viết hữu ích
    trang_u (19/09/2016)
  • #436290   19/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    justice.vn viết:

     

    Chào bạn trang_u, cảm ơn thông tin bổ sung thú vị của bạn về vấn đề này.

    Theo BLDS 2015 sẽ có hiệu lực từ năm sau,  khoản 3 Điều 87 đã có sửa đổi so với khoản 3 Điều 93 BLDS 2005, quy định tương tự về vấn đề "Trách nhiệm dân sự của pháp nhân", cụ thể là thêm đoạn: "trừ trường hợp luật có quy định khác".

    Như vậy, BLDS 2015 đã giải tỏa mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm dân sự "vô hạn" của thành viên hợp danh trong Công ty luật hợp danh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa vấn đề.

    Về điều kiện cần để trở thành một pháp nhân, tức là ở Điều 74 BLDS 2015, về cơ bản không có gì thay đổi so với BLDS 2014, trong đó điểm c khoản 3 quy định pháp nhân phải "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó". Mặc dù, Luật doanh nghiệp 2014 có cho phép thành viên hợp danh được chuyển quyền sở hữu tài sản cá nhân thành tài sản công ty tại khoản 1 Điều 174, theo đó công ty hợp danh vẫn hoạt động bình thường với tài sản pháp nhân tách biệt với cá nhân, nhưng nếu tài sản pháp nhân không đủ để chịu trách nhiệm dân sự thì tài sản cá nhân của thành viên công ty vẫn sẽ mặc nhiên được sử dụng đến. Do đó, vẫn tồn tại mâu thuẫn ở mấu chốt này giữa BLDS và Luật doanh nghiệp.

    Tóm lại, về mặt lý luận, phải có pháp nhân thì mới có trách nhiệm dân sự của pháp nhân, mà ngay từ điều kiện hình thành pháp nhân BLDS đã mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp về vấn đề tài sản độc lập tách biệt, nên sự ra đời cùng những sửa đổi của BLDS 2015 vẫn chưa đủ yếu tố cần và đủ để giải quyết mâu thuẫn này.

     

     

    Cám ơn ý kiến của bạn, bạn giải thích dễ hiểu nè, mình cũng đồng quan điểm với bạn giải thích, còn phía thầy mình thì nói là đến Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì đã chấm dứt sự mâu thuẫn về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh giữa Bộ luật này và Luật doanh nghiệp 2014 mình không đồng ý với quan điểm này

    Cập nhật bởi trang_u ngày 20/09/2016 09:39:09 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    justice.vn (20/09/2016)
  • #447365   21/02/2017

    hehe, xưa giờ mình cũng chỉ bảo vệ quan điểm chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam. :)

     
    Báo quản trị |  
  • #447723   23/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Thắc mắc ý kiến chủ thể hiếp dấm theo BLHS 1999 chỉ là nam mà sai hả ta. Theo định nghĩa giao cấu là hành vi của nam đối với nữ mà.

    À, ngừoi tàn tật là người hạn chế năng lực hành vi dân sự - ý nghĩ sai lầm đeo bám cả học kì :(

     
    Báo quản trị |  
  • #447745   23/02/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Giao cấu là hành vi của nam đối với nữ => đúng, và ngược lại cũng đúng luôn.

    Như vậy nếu người nữ dùng dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác mà giao cấu với người nam, như vậy là đủ dấu hiệu của tội hiếp dâm rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #447760   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    shin_butchi viết:

    >>> Những quan niệm sai lầm về ngành Luật

    Chào các bạn, góp nhặt từ nhiều buổi trao đổi, trò chuyện với các bạn sinh viên Luật thì mình phát hiện ra một sự thật, đó là có những sai lầm (không biết là do buồn ngủ, tiếp thu nhầm hay là do giảng viên truyền đạt nhầm, nhưng mình nghĩ khả năng thứ 1 cao hơn) mà nhiều sinh viên Luật mang nó theo cho tới lúc ra trường, rồi đi làm luôn.

    Sai lầm của sinh viên Luật

    1. Chủ thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là nam

    Hiện nay, trong văn bản luật và ngay cả các văn bản hướng dẫn luật đều không phân biệt chủ thể thực hiện hành vi này là nam hoặc nữ nhé các bạn.

    Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:

    Điều 111. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Đến Bộ luật hình sự 2015 cũng không khác mấy:

    Điều 141. Tội hiếp dâm

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Các bạn có thể xem thêm thảo luận về vấn đề này tại đây nhé.

    2. Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law chỉ sử dụng án lệ là nguồn để xét xử, còn các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law thì chỉ sử dụng văn bản pháp luật là nguồn để xét xử.

    Thực tế, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law hay là Civil Law, họ đều xét xử dựa trên các nguồn văn bản pháp luật, tập quán và án lệ, chỉ có điều họ khác nhau về thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn này, đó là:

    Common Law: Án lệ, luật thành văn và tập quán.

    Civil Law: Luật thành văn, tập quán, án lệ

    3. Người bị tâm thần thì người đó bị mất năng lực hành vi dân sự

    Các bạn sinh viên Luật thường nhầm lẫn giữa tình trạng sức khỏe của một người với tình trạng năng lực hành vi dân sự người đó, nên nhớ, theo Điều 22 của Bộ luật dân sự 2005, thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi bị tâm thần và có quyết định của Tòa tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự (trên cơ sở kết luận giám định)

    Công thức:

    Mất năng lực hành vi dân sự = Bị tâm thần + Quyết định của Tòa án

    Câu này mấy thầy cô hay cho thi, nhất là ở phần nhận định đúng sai nên các bạn lưu ý!

    4. Người bị khuyết tật là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Cái này cũng tương tự như giải thích trên, áp dụng Điều 23 Bộ luật dân sự 2005.

    Công thức:

    Hạn chế năng lực hành vi dân sự = Nghiện ma túy, nghiện chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản + Quyết định của Tòa án

    Mấy bạn phải lưu ý cái này nhe, vừa rồi Vietcombank dính vụ lùm xùm từ chối mở thẻ ATM cho người khuyết tật vì cho rằng người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không đủ điều kiện để giao dịch.

    Chắc cô cậu nhân viên ngân hàng này không học luật hoặc có học luật nhưng ngày đó cúp học hay có đi học mà buồn ngủ nè!

    Thế mới nói, thời đi học làm sai chỉ bị điểm thấp, bất quá thì học lại tốn tiền, chứ đi làm rồi, sai sót không chỉ mất tiền mà còn bị ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và điều đó còn phản ánh năng lực của mình như thế nào đấy các bạn.

    5. Công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước thì tất nhiên công ty con cũng là doanh nghiệp nhà nước

    Điều này hoàn toàn sai, bởi vì doanh nghiệp nhà nước theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2014 là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

    - Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    (Theo Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp)

    6. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

    Công ty hợp danh chỉ có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp 2014, còn theo Bộ luật dân sự 2005, công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.

    >>> Dân Luật giải toán thua học sinh tiểu học 

    Còn nữa...

    CHÀO BẠN.

    trước hết cảm ơn bạn vì bài viết rất bổ ích. 

    thứ hai, mình không đồng tình với một số quan điểm của bạn như sau. 

    + người mất năng lực hành vi chỉ khi người đó bị tâm thần và có quyết định tòa án. theo mình, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án tuyên người đó mất năng lực hành dân sự. chuyện tâm thần hay không mình thấy không xét đến. nhiều người bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự nhưng không bị tâm thần. 

    + công ty hợp danhkhoong có tư cách pháp nhân theo BLDS: Theo mình, quan điểm như vậy là không đúng. Các quy định pháp luật là một hệ thống mang tính thống nhất. mặc dù công ty hợp danh không đáp ứng đầy đủ đặc điểm của pháp nhân theo BLDS đưa ra. Tuy nhiên, theo nguyên tắc , nếu luật chuyên ngành có quy định trái với luật chung thì áp dụng luật chuyên ngành. nguyên tắc này áp dụng cho BLDS và cả LDN.  Theo đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. ví dụ một người kí kết hợp đồng với công ty hợp danh X. công ty này vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho người đó (A). A không thể nói tôi là cá nhân , nên mọi hợp đồng kí kết với tôi đều áp dụng BLDS. theo đó, công ty X không có tư cách pháp nhân nên toàn bộ thành viên của công ty phải có trách nhiệm bồi thường hợp đồng cho tôi vô hạn.

    Trên đây là quan điểm của mình. mong mọi người góp ý ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #447915   24/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Đúng là rất dễ nhầm lẫn người khuyết tật là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu không để ý rõ. Hiện nay thì BLDS 2015 đã bổ sung thêm về trường hợp người có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Vậy cho em hỏi khuyết tật có phải là trường hợp này không ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #479933   26/12/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Đối với công ty hợp danh, có thủ tục chuyển quyền sở hữu từ các thành viên sang cho công ty, vì vậy, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, có khả năng tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ  để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được sử dụng đến. Do đó, trong một chừng mực nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó. Và đây chính là lý do khiến công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #505773   28/10/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Sinh viên Luật luôn ỷ lại với những kiến thức mình học và mặc định luôn luôn đúng, mà không nhận ra văn bản luật luôn luôn được cập nhật và thay đổi. Lúc trước mình đi học mình thấy bản thân mình và những bạn sih viên khác đều có một tâm lý chung đó là: cái gì mình cũng am hiểu, thế là cái gì cũng phán như thật.

     
    Báo quản trị |  
  • #507577   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và đây là trường hợp ngoại lệ tư cách pháp nhân bởi công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên cũng cần có những quy định đặc thù với nó. Thêm nữa là số lượng công ty hợp danh không nhiều và ít khi trở thành doanh nghiệp lớn. 

     
    Báo quản trị |