1. Quyết định 2891/QĐ-BNN-TY phê duyệt Kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại:
Theo Quyết định này, các chủ nuối chó, mèo phải có trách nhiệm đăng ký với UBND Phường xã để theo dõi và thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại cũng như không được phép thả rông chó mèo.
"b) Tăng cường tuyên truyền việc thực hiện 05 không:
- Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với Chính quyền địa phương;
- Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại;
- Không nuôi chó thả rông;
- Không để chó cắn người;
- Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường."ê
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn hiện tượng chó mèo thả rông trên khắp đường Hoàng Sa, Trường Sa, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng 8, Trường Chinh…
"Trạm thú y nuôi nhốt chó mèo bị bắt, theo dõi sức khoẻ và chờ chủ gia súc đến nhận; việc tiêu hủy chó chỉ thực hiện trong trường hợp không có người đến nhận (sau 72 giờ)." --> và đây cũng là một trong những quy định gây bức xúc cho người dân và cũng chưa được đưa ra thức hiện
2. Thông tư 30/2012/TT-BYT về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
"Điều 8. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện."
Tuy nhiên quy định này lại gặp vướn mắc ở vấn đề tập huấn khi mà những người buôn bán vỉa hè đều không đồng tình với việc phải bỏ ra một khoản thời gian để đi tham gia tập huấn và khám sức khỏe. Và hầu hết đều là những người đã buôn bán lâu năm, nên họ xem việc này là không cần thiết.
Ngay cả việc họ cơ sở tập huấn vẫn chưa nắm được thông tin trên địa bàn mình có số lượng bao nhiêu người thì làm sao mà tổ chức tập huấn cho được.
3. Nghị định 52/2012/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;"
Dù theo Nghị định thì hành vi nghe điện thoại tại các nơi có biển cấm như tram xăng thì sẽ bị xử phạt từ 2triệu đền 5 triệu đồng nhưng dường như quy định này vẫn bị phớt lờ. Nhiều người vẫn đã và đang sử dụng điện thoại trong lúc đổ xăng.
Tham khảo Thanh Niên
Cập nhật bởi danusa ngày 18/03/2013 09:10:48 SA