Tội phạm xãy ra có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ một hai nguyên nhân tức thời.
Theo cá nhân tôi, với góc nhìn hạn hẹp thì nguyên nhân chính là từ cách giáo dục mang tính phản giáo dục của chúng ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, mà vì lợi ích ngành nên không được ngăn chặn kịp thời: nhà trường, giáo viên đã bị lệch lạc về nhận thức về mục đích giao dục.
Trong suy nghĩ của nhiều người (giao viên và nhà trường) thì học sinh là đối tượng mà thông qua việc giảng dạy, họ tác động nhằm thu lợi ích về vật chất hoặc phi vật chất (thành tích).
Những suy nghĩ và cách làm như vậy chắc chắn là trái với mục đích giáo dục, trái với quy định của chính phủ, của ngành và của chính các trường học: giáo dục để đào tạo con người lương thiện: học trước hết là học làm người!
-Do làm trái nên họ phải tìm cách làm cho học sinh và phụ huynh không nắm được các quy định của nhà nước, của chính phủ về các vấn đề liên quan thiết thực đến học sinh: quyền và nghĩa vụ của nhà trường và người học.
-Dùng các biện pháp đe doạ, trù dập để buộc học sinh và thông qua học sinh để buộc phụ huynh thực hiện ý đồ của mình dù là trái pháp luật; ý kiến phản đối sẽ bị trù dập thô bạo từ trong "trứng nước" mà học sinh và phụ huynh do không biết quy định của pháp luật, nên không thể chống lại được và đành chấp nhận cái xấu, cái sai trái để yên thân.
Tư tưởng sống chung với điều ác, điều xấu đã xâm nhập và dần ăn sâu vào các học sinh và phụ huynh. Họ không những chấp nhận mà còn học các biện pháp mà thầy cô nhà trường áp dụng đối với họ và còn áp dụng vào cuộc sống sau này: mạnh được, yếu thua; phép vua, vua lệ làng; tiền là tiên là phật...Tình cảm thầy trò chỉ là quan hệ "làm ăn" là mua bán điểm (có quà cáp, học thêm, đóng quỹ lớp nhiều là điểm cao) và điểm cao thì được là học sinh "giỏi"; là học sinh"giỏi" thì thi tốt nghiệp hay chuyển cấp lại được "cộng điểm"...
Quan hệ xã hội khi nhỏ là Điểm - Tiền - Điểm; thì khi lớn lên sẽ thành Tình - tiền - tình hoặc chức vụ - tiền - chức vụ: tiền là trung tâm của mọi quan hệ xã hội.
Khi còn nhỏ, thầy cô nhà trường là người có quyền lực nên nếu nghe theo sẽ có lợi; chống lại thì chết dù đó là hành vi trái pháp luật: ép học sinh đóng quỹ lớp, đóng tiền họ thêm học thêm thì về bản chất chính là cưởng đoạt tài sản bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn đối với người phụ thuộc mình.
Đối với những học sinh mà gia đình có tiền, có thế:
Luôn được thầy cô và nhà trường bênh vực dù đúng hay sai vì là "mối làm ăn".
Khi lớn lên thì bản thân học sinh đó nắm quyền hay dựa vào người có quyền thì họ sẽ học của ngành giáo dục mà "kiếm tiền" dù bằng cách trái pháp luật.
Có người trong gia đình hay xã hội khuyên ngăn thì nói "bánh xe lịch sử đang quay, nếu đi ngược lại sẽ bị cán chết". Kẻ xấu tự coi mình là đa số trong xã hội nên sẳn sàng thanh toán những người "phá nồi cơm" của người khác: tình trang người dân tố cáo tội phạm (số đề, cờ bạc, buôn lậu, tham nhũng,,,) bị hành hung mà không được công an can thiệp, giúp đở là từ thói quen coi thường pháp luật từ nhỏ và ỷ vào đồng tiền để giải quyết mọi vấn đề.
Đối với những học sinh mà gia đình không có tiền, có thế:
Luôn bị ức hiếp, xem thường dù không có làm gì sai vẫn bị ghét do không đóng đủ tiền, không học thêm, tết không biết lể phép, tôn trong thầy cô bằng cách gởi quà cáp.
Khi bị bạn bè hiếp đáp nếu báo với thầy cô, nhà trường thì bị phân xử không công bằng: niềm tin vào pháp luật, công lý không còn nữa; trái lại trong đầu luôn thôi thúc một mong muốn kiếm nhiều tiền hơn người khác bằng mọi giá để trả thù sau. Nếu khi ra đời, mong muốn đó không thực hiện được thì họ sẳn lòng giải quyết vấn đề bằng bạo lực, vì pháp luật và công lý họ nghĩ là vì không có tiền nên họ không thể có.
Học càng cao thì hành vi phạm tội của họ càng tàn ác bấy nhiêu; Con đường trở thành tội phạm của các em quá rộng cửa mà không qua cần thi tuyển.
Có thể vì vậy mà đến năm 2020 phải đào tạo cho đủ 20 ngàn luật sư.
Hiện nay, việc bộ trưởng bộ giáo dục yêu cầu không nhận xét đáng giá học sinh tiểu học là một bước tiến lớn để ít ra khi còn quá nhỏ em không phải trở thành nạn nhận của những thầy cô đầu đòi của mình. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu không giao cho nhà trường thầy cô đánh giá, quyết định về kết quả học của các em mà giao cho bộ phận khác như tổng cục khảo thí hay nha khảo thì thuộc quốc hội hay ít nhất là thuộc thủ tướng thì sẽ tốt hơn.
Rút bớt quyền sinh sát của thầy cô, nhà trường là cách tốt nhất để buộc họ thực hiện nhiệm vụ dạy học, chứ không phải kinh doanh.
Khi nhà trường không còn là nơi kiếm tiền dể dàng thì lúc đó các "ghế" hiệu trưởng mới có hy vọng vào tay các thầy cô có tâm huyết, có lòng với học sinh, với nền giáo dục nước nhà.
Hy vọng vị bộ trưởng đương nhiệm với cách làm quyết liệt nhưng không ồn ào sẽ đưa nền giáo dục trở lại với bản chất của nó: đào tạo con người lương thiện, chứ không phải đào tạo ra các "bị án".
@ kính mong các thầy cô có tâm, có đức bỏ qua vì bài viết có thể đụng chạm. Việc con sâu làm rầu nồi canh là khó tránh khỏi; nhất là khi sâu còn nhiều hơn canh.
tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn