Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #611500 14/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền?

    Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu mắc lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, có một số lỗi sẽ chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền. Đó là những lỗi nào?

    Những lỗi nào khi tham gia giao thông chỉ bị nhắc nhở chứ không phạt tiền?

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, không quy định xử phạt với một số lỗi sau:

    1) Xe không có gương chiếu hậu bên phải

    Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo phanh; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

    Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe không có gương hoặc có nhưng không có tác dụng đối với gương chiếu hậu bên trái. Còn nếu thiếu gương phải thì sẽ không bị phạt tiền. 

    Tuy nhiên, tháo gương chiếu hậu là hành vi không được khuyến khích.

    2) Điều khiển xe máy bằng một tay

    Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

    Theo đó, chỉ có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe máy buông cả 2 tay. Hành vi buông 1 tay khi điều khiển xe không bị phạt tiền. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng làm chủ phương tiện, an toàn giao thông, người điều khiển xe cần điều khiển bằng cả 2 tay.

    3) Chạy xe dàn hàng 2

    Theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

    Theo điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

    Như vậy, đối với xe đạp, xe đạp máy và xe máy thì đi dàn hàng 3 xe trở lên mới bị phạt, nếu dàn hàng 2 thì sẽ không bị phạt tiền. Tuy nhiên, đối với xe thô sơ khác thì sẽ bị phạt nếu đi dàn hàng 2 trở lên.

    Đồng thời, việc dàn hàng 2 trên đường cũng là hành vi cản trở giao thông và không được khuyến khích.

    Những trường hợp nào người chạy xe máy được chở 3?

    Theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

    - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

    + Chở người bệnh đi cấp cứu;

    + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

    + Trẻ em dưới 14 tuổi.

    - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

    - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

    + Đi xe dàn hàng ngang;

    + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

    + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

    + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

    + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

    + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

    - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

    + Mang, vác vật cồng kềnh;

    + Sử dụng ô;

    + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

    + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

    + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

    Như vậy, người điều khiển xe máy chỉ được chở tối đa một người, trong các trường hợp sau đây thì được chở tối đa 2 người (tức tính cả người điều khiển là chở 3): chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người vi phạm, trẻ em dưới 14 tuổi.

     
    743 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (11/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận