Những khoảng trống của pháp luật?!

Chủ đề   RSS   
  • #9862 28/03/2009

    PhamXuan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những khoảng trống của pháp luật?!

    #cccccc; text-align: center;">

    #0000ff;">Các LS! Các bạn có dám nêu lên để thảo luận không, hay dấu làm bí quyết riêng?! Biết là 1 chuyện, biết sử dụng là chuyện khác phải không?

     
    11333 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #9863   24/03/2009

    hailuat
    hailuat

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Nói về khoảng trống của pl thì vô số kể bạn a,mỗi lĩnh vực pl có khoảng trống riêng làm sao kể ra hết được.Người ta lợi dụng khoảng trống đó để trục lợi riêng tư.

    Vd: về thuế gtgt chăng hạn
     
    Báo quản trị |  
  • #9864   28/03/2009

    PhamXuan
    PhamXuan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CỦA LUẬT PHÁP?!

    Đúng là rất đa dạng như bạn Hailuat nói!

    Nhưng Tôi không nêu ra ngay trong tiêu đề vì muốn để các bạn rộng đường dư luận chứ không giới hạn, vì nếu bạn nào chuyên về lãnh vực nào thì sẽ dễ thấy khoảng trống trong lãnh vực đó ! Nêu ra đây không nhằm mục đích để trục lợi cá nhân mà để thấy được những gì cần phải xây dựng cho ngành luật VN.

    Hoặc cũng có thể là những điều bất cập hay mâu thuẫn trong quy định hiện nay cũng có thể trở thành điểm để có người lợi dụng. Ngay cả khi đã cố ý làm sai người ta cũng còn có thể nói là "Tại cơ chế" cơ mà !

    Luật sư cãi thua đôi khi cũng không phải vì dở mà vì Điều luật có thể hiểu sao thì hiểu, không áp dụng văn bản luật này thì áp dụng văn bản luật khác; chẳng có ai sai cả, chỉ có người oan hoặc thua kiện chứ Luật thì vẫn cứ tồn tại và có hiệu lực !
     
    Báo quản trị |  
  • #13314   22/01/2010

    huynhnong
    huynhnong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2009
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tội gì phải trả nợ đúng hạn !

    Vừa rồi Bộ Tư Pháp đã họp lấy ý kiến các chuyên gia về việc sửa đổi Bộ luật Dân sư. Tôi cũng phát biểu nhiều vấn đề cần phải sửa đổi trong bộ luật. Tôi xin giới thiệu với các đồng nghiệp một trong các ý kiến của tôi như sau:

    #0070c0;">Theo Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS), nếu các bên không có thoả thuận khác, thì lãi suất đối với nợ chậm trả sẽ bằng với lãi suất cơ bản (LSCB), tức mức lãi suất rất thấp, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. Như vậy bên  thiếu nợ tội gì phải trả đúng hạn làm chi?!

    Thói quen giao dịch dân sự.

    Đa phần các giao dịch dân sự trong xã hội được thực hiện theo chử “tín” và nếu có lập thành văn bản thì cũng hiếm khi có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán. Trừ các thương nhân đã từng bị thiệt hại do chậm thanh toán và các ngân hàng chuyên cho vay. Thậm chí có rất nhiều giao dịch dân sự, phải có công chứng chứng nhận như: mua bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất …thì biểu mẫu hợp đồng của cơ quan công chứng cũng không tìm thấy điều khoản về “bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán” . Mặc dù mẫu này cũng cho các bên tự thỏa thuận, nhưng phần lớn các hợp đồng được chứng nhận trên thực tế đều không có thỏa thuận này.

    Luật Dân sự quy định ngược lại thói quen dân sự.

    Pháp luật cần phải tạo ra hành lang pháp lý để duy trì các giao dịch dân sự phát triển có lợi cho xã hội, đồng thời cũng quy định những chế tài nhất định cho các hành vi “bội tín”. Thế nhưng trong việc “bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán”, BLDS lại quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” (khoản 2 điều 305 của BLDS). Quy định này áp dụng để xác định thiệt hại cho hầu hết các giao dịch dân sự mà có phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền.

    Theo quy định này thì các thói quen trong giao dịch dân dự sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nghĩa là phần thiệt sẽ do chủ nợ gánh chịu mặc dù lỗi phát sinh từ con nợ. Thật vậy, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thông thường thấp hơn lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. Do vậy, người có nghĩa vụ trả tiền thay vì phải trả khi đến hạn, họ lại tìm cách chiếm dụng vốn. Do họ biết rằng số tiền mà họ phải bồi thường thiệt hại do lỗi chậm thanh toán cũng còn thấp hơn so với số tiền lãi mà họ nhận được khi mang số tiền phải trả đi cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

    Đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người “bán đất” sẽ còn thiệt hại lớn hơn nhiều khi đất lên giá mà người “mua đất” không chịu trả tiền. Trường hợp này theo quy định của BLDS , thì thiệt hại mà người “mua đất” phải bồi thường cho người “bán đất” cũng chỉ là lãi suất cơ bản do Ngân  hàng Nhà nước quy định đối với số tiền và thời gian chậm thanh toán.

    Đối với các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của tòa án hiện hành, thường có ghi nhận nội dung “kể từ ngày các đương sự có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người có nghĩa vụ trả tiền vẫn chưa thi hành thì phải chịu thêm tiền lãi đối với số tiền chưa thi hành theo lãi suất cơ bản do ngân hành Nhà nước công bố tại thời điểm thi hành án”. Như đã nói ở trên thì người phải thi hành án không dại gì mà nhanh chóng thi hành án. Đây là một trong những nguyên nhân mà người phải thi hành án trả tiền thường chây  ỳ chậm thực hiện nghĩa vụ, đã làm quá tải nhiều cơ quan thi hành án.

    Nên sửa luật về vấn đề này.

    Nhằm bù đắp thiệt hại của người chủ nợ, cũng như “phạt” lỗi chậm trả của con nợ, theo tôi thì Khoản 2 điều 305 BLDS nên quy định lại là: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo mức gấp ba lần (hoặc nhiều hơn nữa) lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

    Sở dĩ phải bồi thường theo mức gấp ba lần lãi suất cơ bản là vì khi chủ nợ vay tiền ngân hàng để bù đắp cho số tiền con nợ chậm trả thì lãi suất cho vay của ngân hàng và các chi phí hành chính hiện thời tương đương với hai lần lãi suất cơ bản. Một phần lãi suất cơ bản còn lại có thể xem như con nợ phải trả giá cho lỗi chậm thanh toán của mình.

    Chỉ quy định như vậy mới có thể chống lại hành vi chiếm dụng vốn và giảm bớt tranh chấp vì con nợ luôn luôn ý thức rằng mình không trả nợ đúng hạn thì sẽ phải bồi thường thiệt hại một khoảng tiền rất lớn.

    Luật sư Huỳnh Văn Nông - Lê Ngọc Thươngwww.shlaw.vn

    Mong nhận được phản hồi từ các đồng nghiệp.
    Cập nhật bởi LawSoft01 vào lúc 03/01/2010 20:57:40
    Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 11/01/2010 20:50:48
     
    Báo quản trị |  
  • #13315   12/01/2010

    admin
    admin
    Top 100
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (717)
    Số điểm: 22498
    Cảm ơn: 7883
    Được cảm ơn 1534 lần


    Ý kiến trao đổi

    Luật sư phân tích việc chiếm dụng vốn của con nợ do quy định tiền phạt ( lãi suất ) do chậm trả nợ là còn thấp theo quy định hiện hành là rất hợp lý với yêu cầu thực tế.


    Tuy nhiên giải pháp mà Luật sư đưa ra thì cần phải bàn luận lại. Lấy một ví dụ cụ thể để so sánh : từ ngày 1/01/2010 thì lãi suất cơ bản của NHNH là 8%/năm. Lãi suất phạt do Luật sư đề nghị là gấp 3 hoặc nhiều hơn, giả sử là gấp 3 thì con số lãi suất phạt là 24% / năm. Đây là con số không nhỏ.


    Vì theo quy định tại điều 476 Bộ Luật dân sự quy định về lãi suất thì lãi suất do các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNH, với lãi suất cơ bản ở trên thì không được vượt quá 12%/ năm. Mà Luật sư đề nghị phạt đến 24% /năm hoặc cao hơn là quá cao.


    Theo tôi thì cứ lấy con số 150% * lãi suất cơ bản là hợp lý nhất. Vì như vậy cũng đủ hạn chế được việc chiếm dụng vốn để khai thác lợi từ các ngân hàng thương mại của các con nợ.


    Xét cho cùng thì đây là giao dịch dân sự, không nên tác động bằng pháp luật quá sâu vào các quan hệ này vì nếu bảo vệ quyền lợi quá nhiều cho một  phía thì ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại.


    Vài ý kiến đóng góp cùng Luật sư. Mong được trao đổi tiếp . Kính chào  

    Cập nhật bởi admin vào lúc 12/01/2010 07:41:22
     
    Báo quản trị |  
  • #13316   12/01/2010

    navelvu
    navelvu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Ý kiến trao đổi

    Tôi nghĩ rằng khoản 2 điều 305 của BLDS vẫn tạo co hội cho các bên thỏa thuận với nhau. Như vậy, tốt nhất trong quá trình ký kết hợp đồng vay, các bên thỏa thuận cả vấn đề lãi suất chậm trả và phạt vi phạm là được rồi.

    Còn nếu không thỏa thuận thì ngừoi cho vay đã quên mất một quyền quan trọng của mình rồi
     
    Báo quản trị |  
  • #13317   22/01/2010

    huynhnong
    huynhnong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2009
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Trước tiên cho tôi “khoe” với các bạn rằng nội dung bài này được báo Tuổi Trẻ sáng nay đăng tại: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=359941&ChannelID=6.

    Ý kiến của admin: cho rằng lãi suất 24% /năm là quá cao nên vi phạm Điều 476 Bộ luật Dân sự. Tôi có ý kiến lại như sau: đây là hình thức phạt vi phạm nên không bị ảnh hưởng bởi Điều 476 Bộ luật Dân sự, có cao như thế mới có thể hạn chế được hành vi chây ì không trả nợ.


    Ý kiến bạn navelvu: Bạn đã hiểu nhầm ý tôi. Tôi chỉ đề cập đến trường hợp các bên không có thỏa thuận về phạt chậm trả. Mà thực tế thì trong hầu hết các giao dịch dân sự thì điều khoản này không nêu ra (do thói quen của giao dịch Dân sự Việt nam)
    Cập nhật bởi huynhnong vào lúc 22/01/2010 16:44:09
     
    Báo quản trị |  
  • #12099   21/01/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Luật thuế thu nhập cá nhân và luật về bảo hiểm xã hội. Ai được lợi ai bị thiệt.

    Khoản 2 điều 94 luật bảo hiểm xã hội quy định: "

    Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là #ffff00; font-size: 13px;">mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động"

    Khoản 1 Điều 11 luật thuế thu nhập cá nhân quy định: "1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế."

    Trong thực tế mức tiền lương tiền công ghi trong hợp đồng lao động thấp hơn rất nhiều so với lương thực hưởng. Có nghĩa là khi đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có thể lợi dụng quy định tại khoản 2 điều 94 luật bảo hiểm xã hội. Trong khi đóng thuế, nhà nước lại tính theo lương thực hưởng.

    Các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #12100   19/12/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Thực ra Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật BHXH qui định thì không có vấn đê gì. Vấn đề là ở chỗ người lao động và người sử dụng lao động cấu kết để làm trái (cố ý ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận).

    Theo tôi hiểu thì ở đây bạn chỉ đưa ra bản hợp đồng mà doanh nghiệp kí với người lao động để đối phó với Nhà nước thôi. Còn hợp đồng lao động thực tế thì lại không được đề cập đến.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12101   19/12/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo tôi vấn đề ở đây không phải là do người lao động và người sủ dụng cấu kết để làm trái như LawyerHien đề cập.


    Ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận thì người được lợi là người sử dụng lao động chứ không phải người lao động. Vì làm như vậy khi đóng BHXH thì người sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoản chi phí thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Còn người lao động thì ở trong tình thế buộc phải chấp nhận vì họ sợ bị thất nghiệp.

    Thực tế tôi thấy rất nhiều người lao động có khỉ để đảm bảo việc làm họ phải chấp nhận quyền lợi  của bản thân bị vi phạm như không được đóng BHXH hoặc đóng BHXH ở mức thấp (lương thực tế là 4, 5 triệu nhưng đóng BHXH chỉ ở mức 600.000 - 700.000. Do đó vấn đề ở đây là Nhà nước phải có quy định để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #12102   19/12/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Luật thuế thu nhập cá nhân lại thu thuế trên cơ sở mức lương thực nhận

    ở đây gần như là nha nước chơi trò hai mặt. Một mặt, với quy định mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương ghi trong hợp đồng thì người sử dụng lao động.

    Mức thu nhập chịu thuế là trên cơ sở lương thực hưởng. Nên nhà nước thu thuế vè nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #12103   22/12/2008

    uyennq1979
    uyennq1979

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nên bỏ đi một số loại phụ cấp ra khỏi TNCT!

    Theo tôi có một số loại phụ cấp nhà nước không nên cộng vào TNCT, ví dụ như: trợ cấp ĐTDĐ, trợ cấp xăng! Vì điện thoại là gọi cho công việc, không phải cho cá nhân hưởng riêng, còn trợ cấp xăng là do công ty có xe đưa rước, nhưng nhà ai khác tuyến đường thì được trợ cấp xăng để đi xe máy.

    Vậy là ai đi xe đưa rước không bị đánh thuế TNCN phần tiền xăng, còn ai đi xe máy, có phụ cấp xăng trên bảng lương là bị đánh thuế?!
     
    Báo quản trị |  
  • #12104   21/01/2009

    bazensolo
    bazensolo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lawyerhien viết:

    Thực ra Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật BHXH qui định thì không có vấn đê gì. Vấn đề là ở chỗ người lao động và người sử dụng lao động cấu kết để làm trái (cố ý ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận). Theo tôi hiểu thì ở đây bạn chỉ đưa ra bản hợp đồng mà doanh nghiệp kí với người lao động để đối phó với Nhà nước thôi. Còn hợp đồng lao động thực tế thì lại không được đề cập đến.



    Luật sự hien nói vậy là không phải "luật sư" rồi nha. Làm sao lại cho rằng người lao động cấu kết với chủ doanh nghiệp trốn BH được nhỉ?! Cấu kết cái thiệt thòi cho mình hỏi "luật sư" có làm không?
     
    Báo quản trị |