Những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động cưỡng chế thi hành án

Chủ đề   RSS   
  • #462839 28/07/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động cưỡng chế thi hành án

    Thi hành án là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước, là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự, trong đó cơ quan thi hành án đưa ra các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cưỡng chế là một trong hai cách thức do luật định mà cơ quan thi hành án có quyền áp dụng nhằm thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, quy định cụ thể tại Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi bổ sung năm 2008 (THADS). Theo đó, cách thức này là hoàn toàn cần thiết và vô cùng quan trọng trong trường hợp hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án; đồng thời, nó thể hiện được vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của đương sự. Tuy nhiên theo mình thực tiễn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án hiện nay còn một số khó khăn như sau:

    - Khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá

    Thứ nhất: Xác định khái niệm về giấy tờ có giá

    Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:

    Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

    Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

    Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009;

    Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại điểm 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010;

    Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

    Như vậy, các loại giấy tờ có giá rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi chấp hành viên phải có những hiểu biết nhất định thì mới có thể hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định pháp luật.

    Thứ hai: Xác minh giấy tờ có giá

    Trong việc xác minh tiền, giấy tờ có giá đang do người phải thi hành án hoặc người thứ ba giữ, Chấp hành viên gặp nhiều khó khăn khi xác minh bởi phải xác định được giấy tờ có giá là loại gì, giá trị bao nhiêu, nguồn gốc của tài sản….trong khi rất khó để biết được các thông tin về loại giấy tờ có giá, cơ quan quản lý giấy tờ có giá, công ty ban hành cổ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là hiện nay có hàng trăm công ty phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường . Bên cạnh đó còn các khó khăn khác như việc phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tài sản là giấy tờ có giá…đối với chấp hành viên vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả.

    Thứ ba: việc bán giấy tờ có giá

    Theo điều 83 Luật THADSquy định về bán giấy tờ có giá: “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.”

    Nhưng thực tế thì hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc bán giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án, tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự  cũng không có quy định về vấn đề này. Do vậy cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hay văn bản pháp luật chuyên ngành nào để thực hiện cho đúng.

    - Khó khăn trong biện pháp cưỡng chế giao nhà

    Trước khi tiến hành cưỡng chế chấp hành viên làm việc trước bằng văn bản với người phải thi hành án, nêu tình hình thuyết phục họ giao nhà. Nếu họ vẫn không đồng ý giao nhà thì chấp hành viên phải tiến hành các thủ tục để cưỡng chế giao nhà.

    Phải khảo sát nắm tình hình thực tế về vị trí căn nhà dự trù các tình huống có thể xảy xa vì cưỡng chế giao nhà là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước bảo vệ người có quyền nhận lại nhà. Đồng thời phải thông báo và kết hợp với cơ quan công an để bảo vệ cho đoàn cưỡng chế. Ví dụ: nếu cưỡng chế một căn nhà có vị trí ở khu vực đông dân cư thì ngoài công an bảo vệ an ninh phải có công an giao thông phụ trách dọn đường để tránh tình trạng nhiều người hiếu kì dừng lại xem sẽ dẫn đến kẹt xe

    Phải nắm bắt tình trạng các thành viên trong gia đình gồm có bao nhiêu người, có tiền án tiến sự hay không để thông báo cơ quan công an có kế hoạch riêng để bảo vệ. Ví dụ: nếu trong nhà có người già thì phải dự phòng trường hợp khẩn cấp họ mắc bệnh tim, cao huyết áp...mà không chịu được kích động khi bị cưỡng chế giao nhà thì phải chuẩn bị sẵn xe cứu thương. Có những trường hợp người nhà chuẩn bị xăng để khi đoàn cưỡng chế tới cưỡng chế nhà thì sẽ tự thiêu hay đốt nhà vì vậy phải theo sát và có biện pháp điều động xe cứu hỏa đến nơi cưỡng chế. Thông thường trong một đoàn cưỡng chế sẽ có ít nhất là một người là nữ để tránh trường hợp người phải thi hành án hay người nhà là nữ kích động cởi quần áo để ngăn cản việc cưỡng chế giao nhà thì có thể xử lý.

    Theo các bạn có các giải pháp nào khắc phục được các khó khăn trên?

     
    2799 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận