Những điều khoản sai sót có thể làm hợp đồng vô hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #457720 16/06/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Những điều khoản sai sót có thể làm hợp đồng vô hiệu

    >>> Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự - theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015.

    Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sử dụng rất nhiều hợp đồng, nhưng chủ yếu là hợp đồng miệng, còn hợp đồng bằng văn bản ít được sử dụng, hay được sử dụng trong các giao dịch có giá trị lớn.

    Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều trường hợp sau khi giao kết hợp đồng bằng văn bản rồi, đến khi xảy ra tranh chấp thưa kiện nhau ra Tòa thì hỡi ôi hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu và rồi các bạn cũng biết đấy, các bên phải thực hiện nghĩa vụ sau khi Tòa án tuyên.

    Do vậy, trước khi ký kết hợp đồng các bạn cần kiểm tra kỹ các nội dung, điều khoản để tránh trường hợp trên xảy ra.

    Sau đây là chia sẻ những lý do mà hợp đồng bị tuyên vô hiệu hoặc có thể bị tuyên vô hiệu:

    (Vì đây là một bài chia sẻ nên mình rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ các bạn)

    1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Theo Điều 50 của Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động bị vô hiệu trong trường hợp:

    - Vô hiệu toàn bộ:

    + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

    + Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

    + Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

    + Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

    - Vô hiệu từng phần:

    Nội dung phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

    Lưu ý: Trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội dung hợp đồng lao động bị hạn chế các quyền khác thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

    Khi ký kết hợp đồng lao động cần kiểm tra:

    Thứ nhất, thẩm quyền bên sử dụng lao động ký kết đã đúng chưa?

    Thứ hai, công việc sẽ làm có trái pháp luật không?

    Thứ ba, có điều khoản nào cản trở quyền thành lập, gia nhập công đoàn không?

    Thứ tư, xem toàn bộ nội dung có trái pháp luật lao động không? Các bạn có thể xem các thỏa thuận trái pháp luật tại đây.

    Hỏi thêm: Mình có một thắc mắc như thế này, tại Bộ luật lao động 2012 Điều 23 có quy định các nội dung chủ yếu phải có tại hợp đồng lao động, tuy nhiên, nếu không có đầy đủ các nội dung đó thì loại hợp đồng lao động đó có bị tuyên vô hiệu không?

    2. HỢP ĐỒNG GIAO KẾT GIỮA CÔNG TY VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY

    Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì hợp đồng vô hiệu:

    Tại Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

    Phải được Hội đồng thành viên chấp thuận bằng văn bản khi ký kết hợp đồng giữa công ty với:

    - Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

    - Người có liên quan của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

    - Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

    - Người có liên quan của người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

    Tại Công ty TNHH 1 thành viên:

    Điều kiện:

    i. Phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên quyết định khi ký kết hợp đồng giữa công ty với:

    - Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

    - Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

    - Người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

    - Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

    - Người có liên quan của người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó.

    ii. Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

    iii. Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

    iv. Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 76 Luật doanh nghiệp 2014.

    Tại Công ty cổ phần:

    Điều kiện:

    i. Phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận khi ký kết hợp đồng giữa công ty với:

    - Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

    - Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

    - DN mà thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác của công ty có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó hoặc DN mà những người có liên quan của những người nêu trên cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ.

    Lưu ý:

    - Đối với các hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá tài sản DN ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

    - Đối với các hợp đồng khác ngoài hợp đồng nêu trên sẽ do Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

    Căn cứ Điều 67, 86, 162 Luật doanh nghiệp 2014

    3. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ KHÁC

    Nếu nội dung của hợp đồng có 1 trong các yếu tố sau đây thì vô hiệu:

    - Vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội

    - Giả tạo

    - Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

    - Nhầm lẫn

    - Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    - Hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

    - Không tuân thủ về hình thức (tức trong giao kết hợp đồng đó buộc phải tuân thủ hình thức, nhưng các bên không tuân thủ, ví dụ như mua bán nhà buộc phải làm hợp đồng nhưng các bên không thực hiện. Tuy nhiên, trường hợp này có điều khoản ngoại lệ, không làm hợp đồng vô hiệu, đó là khi các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ)

    - Đối tượng hợp đồng không thực hiện được (các bạn nên nhớ là đối tượng, chứ không phải là chủ thể nhé)

    Hỏi thêm: Tại Điều 405 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng theo mẫu, tức là những loại hợp đồng theo quy định phải theo mẫu, thế nhưng, nếu như giao dịch đó không đựơc xác lập theo hợp đồng mẫu này có bị xem là vô hiệu không?

    Căn cứ Bộ luật dân sự 2015

     
    51188 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) MayDuong (13/09/2018) tctkhivn (25/06/2017) thehoalaw (17/06/2017) GHLAW (16/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457817   17/06/2017

    BTUONG
    BTUONG

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho hỏi 

    1)khi mua căn hộ hình thành trong tương lai ,tôi cần phải yêu cầu đơn vị bán hàng cho tôi được xem các tiêu chuẩn gì ,mà pháp luật quy định 

    2

    )tôi đăt cọc tiền mua căn hộ hình thành trong tương lai

    ,chuyển tiền xong đơn vị môi giới đưa cho tôi biên bản thỏa thuận ,trong đó có những ràng buộc không mua mất cọc ,phải ký hợp đông ,và đã xem hồ sơ pháp lý (mặc dù tôi chưa được xem ) ,không có chữ ký của người đại diện công ty ký ..Vây biên nhận này có được vô hiệu theo pháp luật không ? nếu vô hiệu ,đơn vị không trả tiền lại cho tôi ,tôi tố cáo nơi nào ,và tôi có thể gửi báo đài ,và trên fabook được không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #457819   17/06/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn,

    Cảm ơn những thông tin mà bạn cung cấp, sau đây mình xin có ý kiến với những câu hỏi của bạn như sau:

    Hỏi thêm: Mình có một thắc mắc như thế này, tại Bộ luật lao động 2012 Điều 23 có quy định các nội dung chủ yếu phải có tại hợp đồng lao động, tuy nhiên, nếu không có đầy đủ các nội dung đó thì loại hợp đồng lao động đó có bị tuyên vô hiệu không?   => Hợp đồng lao động cũng là một hình thức của giao dịch dân sự, do nó muốn giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng đủ các điều kiện:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Như vậy, một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động là nội dung không vi phạm điều cấm của luật. Tuy nhiên, luật lao động tại điều 23 có quy định "Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau". Như vậy nếu thiếu, thì HĐLĐ đó sẽ vô hiệu.

    Hỏi thêm: Tại Điều 405 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng theo mẫu, tức là những loại hợp đồng theo quy định phải theo mẫu, thế nhưng, nếu như giao dịch đó không đựơc xác lập theo hợp đồng mẫu này có bị xem là vô hiệu không?  => Như đã nói ở trên về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, một trong số đó đòi hỏi về hình thức. Đối với các hợp đồng bắt buộc phải theo mẫu thì coi như đó là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Do vậy nếu giao dịch đó không được thực hiện theo mẫu thì sẽ được xem xét theo Điều 129:

    Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

    1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #458099   19/06/2017

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    trang_u viết:

    Hỏi thêm: Tại Điều 405 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng theo mẫu, tức là những loại hợp đồng theo quy định phải theo mẫu, thế nhưng, nếu như giao dịch đó không đựơc xác lập theo hợp đồng mẫu này có bị xem là vô hiệu không?

    Căn cứ Bộ luật dân sự 2015

    Quy định ở đây bạn nhé:

    Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

    1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #488075   28/03/2018

    safetystore
    safetystore

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

    Chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt camera - camera an ninh - camera phone báo giá camera

     
    Báo quản trị |  
  • #502067   13/09/2018

    Bất kì một hợp đồng nào cũng là sự thỏa thuận hoặc là hành vi pháp lí đơn phương. Và để có hiệu lực thì phải tuân theo điều kiện chung để giao dịch có hiệu lực. Cụ thể được quy định tại điều 177 Bộ luật Dân sự 2015:

    "1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

    Ngoài ra về hình thức thì được quy định tùy theo từng trường hợp, vẫn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên nếu như pháp luật chuyên ngành không có quy định khác. Về hình thức, điều 178 tại Bộ luật này cũng có quy định:

    "1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."

     
    Báo quản trị |