Những điều cần biết về việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo

Chủ đề   RSS   
  • #465123 21/08/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Những điều cần biết về việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo

    Nhắc đến vấn đề con dấu thì có rất nhiều thứ phải nói, như những lần trước, Dân Luật đã có các bài viết như Hướng dẫn ký tên và đóng dấu văn bản hoặc  Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông; Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không? Thì hôm nay, mình muốn nhắc đến vấn đề đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai là vấn đề được hỏi nhiều tại Dân Luật.

    Dấu treo, dấu giáp lai đựơc đóng khi nào? Tại các loại giấy tờ, chứng từ nào? Và cách thức đóng dấu ra sao? Mời các bạn xem bài viết sau đây:

    Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về việc đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai, tuy nhiên, về cách thức sử dụng, trường hợp sử dụng thì lại có rất ít văn bản đề cập đến vấn đề này, do vậy, dựa trên số ít các văn bản hướng dẫn đó cùng thực tiễn áp dụng để giải đáp thắc mắc như sau:

    DẤU TREO

    Trường hợp sử dụng:

    Đó là các loại văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ cơ quan, tổ chức, hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

    Cách thức sử dụng:

    Được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính), vì thông thường tên của cơ quan, tổ chức được viết phía trên bên trái và trên đầu.

    DẤU GIÁP LAI

    Trường hợp sử dụng:

    Đó là tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nêu trên có từ 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt, việc đóng dấu giáp lai để trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo.

    Cách thức sử dụng:

    Dấu được đóng vào khoảng giữa mép của văn bản, trùm lên 1 phần của tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, giấy tờ, chứng từ kế toán.

    Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.

    Ngoài 02 loại đóng dấu nêu trên, trong thực tế dấu việc đóng dấu còn được đóng tại phần chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản (tại trang cuối của văn bản, hợp đồng), khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    Căn cứ pháp lý:

    - Nghị định 110/2004/NĐ-CP

    - Thông tư 01/2011/TT-BNV

    - Công văn 6550/TCHQ-VP năm 2012

    - Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    - Luật công chứng 2014

     
    151128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465130   21/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ nguyenanh1292.

    khi đóng dấu treo lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    Trước hết tôi xin lỗi bạn là không có thời gian đọc hết các văn bản bạn dẫn, nhưng tôi đang có thắc mắc là tại sao cái dấu đóng ở vị trí này mà vẫn gọi là dấu treo được nhỉ? Nó nằm ở điều khoản nào bạn có thể dẫn nhanh ra đây được không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (21/08/2017)
  • #465132   21/08/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    RIA1 viết:

    @ nguyenanh1292.

    khi đóng dấu treo lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    Trước hết tôi xin lỗi bạn là không có thời gian đọc hết các văn bản bạn dẫn, nhưng tôi đang có thắc mắc là tại sao cái dấu đóng ở vị trí này mà vẫn gọi là dấu treo được nhỉ? Nó nằm ở điều khoản nào bạn có thể dẫn nhanh ra đây được không?

    Chào bạn RIA1, đây là quy định bạn đang thắc mắc?

    Điều 26. Đóng dấu

    1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

    2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    ...

    (Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |  
  • #465145   21/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    nguyenanh1292 viết:

     

    RIA1 viết:

     

    @ nguyenanh1292.

    khi đóng dấu treo lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    Trước hết tôi xin lỗi bạn là không có thời gian đọc hết các văn bản bạn dẫn, nhưng tôi đang có thắc mắc là tại sao cái dấu đóng ở vị trí này mà vẫn gọi là dấu treo được nhỉ? Nó nằm ở điều khoản nào bạn có thể dẫn nhanh ra đây được không?

    Chào bạn RIA1, đây là quy định bạn đang thắc mắc?

    Điều 26. Đóng dấu

    1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

    2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    ...

    (Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP)

    Ý tôi hỏi là cái dấu đóng trùm lên 1/3 chữ ký ở cuối văn bản mà sao lại gọi là dấu treo???

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (21/08/2017) nguyenanh1292 (23/08/2017) Yennhi1 (25/09/2019) Trantranglong (21/08/2017)
  • #465146   21/08/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    RIA1 viết:

     

    nguyenanh1292 viết:

     

     

    RIA1 viết:

     

    @ nguyenanh1292.

    khi đóng dấu treo lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    Trước hết tôi xin lỗi bạn là không có thời gian đọc hết các văn bản bạn dẫn, nhưng tôi đang có thắc mắc là tại sao cái dấu đóng ở vị trí này mà vẫn gọi là dấu treo được nhỉ? Nó nằm ở điều khoản nào bạn có thể dẫn nhanh ra đây được không?

    Chào bạn RIA1, đây là quy định bạn đang thắc mắc?

    Điều 26. Đóng dấu

    1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

    2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    ...

    (Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP)

     

     

    Ý tôi hỏi là cái dấu đóng trùm lên 1/3 chữ ký ở cuối văn bản mà sao lại gọi là dấu treo???

    Vậy văn nào quy định cách đóng dấu treo vậy bác RIA1, em cũng đang thắc mắc cái này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #465143   21/08/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Trước giờ đi thực tập rồi đi làm mình cũng chỉ để ý dấu giáp lai đóng đối với văn bản có từ 2 trang trở lên chứ không biết cách thức đóng cụ thể mỗi dấu đóng không quá 5 trang in 1 mặt và 9 trang in 2 mặt đấy. Được giải ngố thêm một tí rồi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #465245   22/08/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Sensen93 viết:

    Trước giờ đi thực tập rồi đi làm mình cũng chỉ để ý dấu giáp lai đóng đối với văn bản có từ 2 trang trở lên chứ không biết cách thức đóng cụ thể mỗi dấu đóng không quá 5 trang in 1 mặt và 9 trang in 2 mặt đấy. Được giải ngố thêm một tí rồi.

    Mình cũng có kinh nghiệm nè, khi đi thực tập thì mình cũng được hướng dẫn nhưng chưa biết cụ thể tường tạn tại sao lại như thế, cũng chẳng có thời gian để ý xem lại các quy định định, một lần nữa được biết nhưng lần này kiến thức kha khá đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #465191   22/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ shin_butchi.

    Có lẽ câu hỏi này phải nhờ đến bạn nguyenanh1292. Hoặc bạn hãy đọc hết các văn bản mà bạn nguyenanh1292 dẫn xem nó nằm ở đâu (tôi đã nói ở trên là tôi không có thời gian đọc).

    Còn tôi chỉ được nghe truyền miệng thường gọi dấu đóng ở vị trí đầu văn bản trùm lên tên cơ quan/tổ chức gọi là "dấu treo". Vì vậy mà tôi thắc mắc sao dấu đóng ở cuối văn bản trùm lên chữ ký mà bạn nguyenanh1292 cũng gọi là dấu treo.

     
    Báo quản trị |  
  • #465204   22/08/2017

    Trong các văn bản do chủ topic nêu ra thì chỉ có Công văn 6550/TCHQ-VP năm 2012 là có nhắc đến chữ "dấu treo". Nhưng đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật và cũng chỉ áp dụng trong lĩnh vực hải quan.

    Nhìn chung trong nhưng giấy tờ mang tính chất nội bộ của tư nhân, các giao dịch của tư nhân với nhau thì họ đóng dấu theo "sở thích".

    Còn hậu quả pháp lý của việc đóng dấu không chuẩn sẽ bị như thế nào đến hiệu lực của văn bản thì cũng chẳng rõ.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #465235   22/08/2017

    Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.

    Minh muon hoi noi dung nay quy dinh tai van ban nao?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuong3006 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (23/08/2017)
  • #465326   23/08/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    phuong3006 viết:

    Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.

    Minh muon hoi noi dung nay quy dinh tai van ban nao?

    Chào bạn phuong3006, bạn có thể xem tại Thông tư 01/2011/TT-BNV nhé:

    Điều 13. Dấu của cơ quan, tổ chức

    1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.

    2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #465251   22/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Mình không thấy nói rõ là những loại hợp đồng, chứng từ kế toán nào thì đóng dấu giáp lai, những loại hợp đồng, chứng từ kế toán nào đóng giấu treo.
    Những hợp đồng về thương mại, giữa các công ty, doanh nghiệp như thế nào thì được đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai ? Đối với các hóa đơn chứng từ kế toán thì chia những loại nào để đóng dấu hay không ?

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #465322   23/08/2017

    DoHoangTri
    DoHoangTri

    Male
    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2014
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    vậy trường hợp hợp đồng thế chấp của ngân hàng, khi qua công chứng thì đương nhiên phải đóng dấu giáp lai của cơ quan công chứng (theo luật công chứng)  còn phía ngân hàng có cần đóng dấu giáp lai không a, hay chỉ cần người có thẩm quyền bên ngân hàng ký nháy từng trang rồi đóng dấu của ngân hàng ở trang cuối của hợp đồng. Do e không thấy có qui định bắt buộc  ngân hàng phải đóng dấu giáp lai trên hợp đồng, nếu có a cho e xin để tham khảo

     
    Báo quản trị |  
  • #465345   23/08/2017

    Ngày xưa đi học việc, anh kia nhờ đi đóng dấu mình cứ nghĩ là đóng sao cho đẹp, chưa biết đến quy định này. Chắc lần sau có cơ hội trước khi đóng dấu mở lại quy định xem để đóng dấu cho đúng vậy. Hihi

     
    Báo quản trị |  
  • #465445   24/08/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2728)
    Số điểm: 19317
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Ngẫm lại thì từ trước đến nay mình làm về cơ bản là ... đúng :-O

     
    Báo quản trị |  
  • #465681   26/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Nghĩ đóng dấu chỉ cần đóng đúng cái chỗ đầu văn bản với chữ kí chứ không nghĩ đóng giấu lại có cái quy định dài như vậy.Đóng biết bao nhiêu văn bản cho các các xếp rồi giờ mới biết. Chắc lần sau sẽ đóng dấu cẩn trọng hơn cho các xếp. 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #489086   09/04/2018

    phuong.ayunpa
    phuong.ayunpa

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    1. đóng dấu sơ yếu lý lịch đóng như thế nào bạn ? giáp lai ở giữa các trang hay giáp lai ở mép ?.

    2. Như quyết định mà có 1 tờ, danh sách kèm theo 2 tờ, mình giáp lai cả 3 tờ luôn, hay giáp lai 2 tờ kèm theo thôi.

    3. Một cuốn dày, mình giáp lai như thế nào ? cái bìa của nó có giáp lai không ? do mình thấy nhiều nơi, họ chia cuốn đó làm đôi, giáp lai 1 nửa xong rồi lấy 1 tờ trước rồi 1 nửa còn lại giáp lai luôn, 

     
    Báo quản trị |  
  • #500355   23/08/2018

    In 2 mặt thì có phải giáp lai cả 2 mặt không hay chỉ cần 1 mặt vậy các bác? Khi giáp lai 1 mặt mà chụp lên thì các trang chẵn sẽ không có dấu giáp lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #502952   23/09/2018

    Trước giờ mình toàn nghĩ đóng dấu công ty chỉ cần đóng ở 2 chỗ: một là cái chỗ góc phải đầu văn bản và cái thứ 2 là chỗ chữ kí của người có thẩm quyền ký chứ thật sự không biết đóng giấu lại có nhiều quy định khác như vậy. 
     
    Cập nhật bởi baotoan2703 ngày 23/09/2018 08:16:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #528973   25/09/2019

    Yennhi1
    Yennhi1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 4 lần


    MÌnh chưa biết đóng dấu giáp lai đối với những văn bản in 2 mặt như thế nào. Có ai cho mình ảnh minh họa được không ạ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Yennhi1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)