Những điểm yếu của sinh viên Luật hiện nay

Chủ đề   RSS   
  • #491447 10/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 113 lần


    Những điểm yếu của sinh viên Luật hiện nay

    Nghề Luật hiện nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, mang lại những đóng góp tích cực cho xã hội. Đội ngũ sinh viên ngành Luật luôn được đánh giá cao về kiến thức cũng như những kỹ năng được ren luyện. Tuy nhiên, sinh viên Luật cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Dù là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, những yếu điểm này cũng cần được nhìn nhân để sinh viên có thể tự đánh giá cũng như rút kinh nghiệm cho chính mình:

    1 .Tư duy: Điểm, chứng chỉ và bằng

    “Tôi làm thầy nên tôi hay tiếp xúc với sinh viên. Sinh viên hiện nay đôi khi họ học luật chỉ vì tấm bằng (cũng như toàn xã hội), thành ra học phải "sưu tầm" cho đủ điểm, mong muốn của họ không phải là học cái gì mà mong học cho đỗ. Ngoài ra, sự tự học của nhiều bạn cũng chưa cao. Tôi thì không ưa những học trò chỉ muốn điểm cao, chỉ lo sưu tầm đủ chứng chỉ để có được tấm bằng đại học. Cái quan trọng là anh thu lượm được cái gì trong quá trình học.

    Tuy nhiên tôi cũng thấy rằng nếu có những động lực thì các em cũng có thể học nhóm rất tốt. Tôi đã chứng kiến nhiều sinh viên năm thứ hai, thứ ba nhưng năng lực hùng biện rất tốt, khả năng thuyết phục đôi khi tốt hơn nhiều ông thầy’ – P.GS TS. Phạm Duy Nghĩa

    2. Học nhiều nhưng thực hành ít.

    Học luật cũng giống như học để thành một ông bác sĩ. Nếu bác sĩ chữa bệnh cho người thì luật học giúp xác định tội và nói về số phận con người cũng như tham gia vào việc giải quyết các xung đột xã hội.

    Thế nhưng, sinh viên luật hiện nay vẫn phần nhiều học lý thuyết chứ ít khi được thực hành. Có lẽ là không nhiều số sinh viên được va vấp và trực tiếp giải quyết các vụ việc trong đời sống thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí điều này còn hạn chế với ngay cả với những sinh viên mới ra trường.

    Nguyên nhân chủ quan là do ở Việt Nam sinh viên luật là thế hệ vừa học xong lớp 12 tuổi đời còn quá trẻ, thụ động nhiều trong xã hội (Ở nhiều nước học luật bắt buộc phải có bằng đại học khác).

    Nhưng khách quan mà nói, bản thân các cơ sở đào tạo hiện nay chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho sinh viên ngành luật thực hành. Nếu như không nói là gần như không có. Trong khi sinh viên một số ngành khác được tham gia trực tiếp vào máy móc, thiết bị như khối học kỹ thuật, hóa học.

    3. Tư duy phản biện xã hội

    Học luật mà không có tư duy phản biện các vấn đề phát sinh hàng ngày trong đời sống xã hội thì coi như bạn chưa học luật.

    Trên lớp có thể nhiều sinh viên không đặt vấn đề nhưng trong quán café, trên forum, blog... thì chúng ta có thể nhìn thấy không ít những ý kiến khác nhau. Xã hội nào nó cũng có những nhu cầu nhìn nhận một vấn đề đa chiều. Tự thân xã hội nó là đa chiều, chỉ có điều trong phòng học điều đó chưa diễn ra. Nó diễn ra ở chỗ khác thì đôi khi không kiểm soát được.

    Nhiều sinh viên luật chưa được rèn luyện tư duy phản biện. Chủ yếu là những sinh viên năng động tham gia nghiên cứu, tham gia vào các trung tâm hay câu lạc bộ thì kỹ năng và tư duy phản biện tốt hơn. Nhưng quan trọng là tư duy phản biện phải được định hướng đúng đắn và hợp lý.

    4. Yếu ngoại ngữ

    Học ngoại ngữ không phải con đường duy nhất để trở thành một người hành nghề luật giỏi, thành công. Nhưng học tốt ngoại ngữ chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội thành công cho sinh viên luật.

    Thế nhưng, do đầu vào của ngành luật chủ yếu là khối C, A (bên cạnh đó là khối D) nên sinh viên luật cũng phần đông không giỏi ngoại ngữ.

    Việc học chưa tốt ngoại ngữ khiến sinh viên luật mệt nhoài trong các kỳ thi có liên quan đến ngoại ngữ, khó khăn trong việc xin học bổng. Cũng như khó khăn trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.

    5. Quan hệ xã hội

    Tuổi đời nhỏ, chưa có kinh nghiệm cũng vốn kiến thức xã hội nên phần đồng sinh viên luật ít có những mối quan hệ.

    Quan hệ xã hội không phải để sử dụng trong việc “chạy án” hay “lo lót”. Mà nó là yếu tố quan trọng khi hành nghề. Nhất là đối với nghề luật sư.

    Nguồn: Sưu tầm

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 10/05/2018 07:55:18 CH
     
    8137 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (11/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491458   11/05/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của của bạn. Đặc biệt là yếu điểm về tư duy, học nhiều thực hành ít. Vì ngay chính bản thân mình lúc đi học cũng chỉ thi làm sao cho qua môn, ra trường đúng hạn là được rồi. Hơn nữa, thực trạng sinh viên ra trường khi tiếp xúc với vấn đề thực tế vẫn còn bỡ ngỡ, kể cả những sinh viên đạt loại giỏi, điển hình như xin cấp sổ đỏ, các bạn đã được học những trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, nhưng khi ra ngoài thực tế cầm một bộ hồ sơ đi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các bạn không biết bắt đầu từ đâu, và những tình huống phát sinh cũng không biết xử lý như thế nào,nó khác rất nhiều so với nhưng lý thuyết mà chúng ta đã học, lý thuyết là cái căn bản, cái nền nhưng thực tế là một ký năng, nhưng sinh viên luật chủ yếu là học lý thuyết, phản biện chủ yếu được thực hành vào các giờ thảo luận chủ yếu với hình thức làm bài nhóm, và đa số là đại diện nhóm trình bày, nên rất nhiều sinh viên cũng chỉ làm bài cho qua chứ không có ý phản biện gì, thắc mắc thì đợi thầy cô giải đáp. Thời gian tại giảng đường, sinh viên chỉ học lý thuyết, thi hay kiểm tra thầy cô cũng chỉ đưa ra những vấn đề mà có thể dựa theo luật và văn bản pháp luật là giải đáp được, chứ ít thầy cô nào cho sinh viên thực hành tình huống thực tế. Như mình học 4 năm đại học, được 1 lần tiếp xúc thực tế khi học môn chủ thể kinh doanh và phá sản, đó là thầy yêu cầu mỗi người phải làm hồ sơ và đi đăng ký doanh nghiệp cho chính mình. Thế mới thấy, có kiến thức nền mà không có kỹ năng thực tế thì khi ra trường rồi đi làm bạn phải bắt đầu lại với chính cái mình đã học.

     
    Báo quản trị |  
  • #491481   11/05/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình đồng ý với bạn, theo mình điểm yếu lớn nhất của sinh viên luật là kinh nghiệm thực tế, bởi lẽ sao bao năm ngồi trên giảng đường đại học chủ yếu chúng ta được nhồi nhét rất nhiều kiến thức lý thuyết mà khi ra trường nhiều vấn đề không được áp dụng, chúng ta cảm thấy môi trường thực tế quá bỡ ngỡ, do đó, kinh nghiệm là cần được tích lũy trong quá trình học, như đi thực tập, diễn án, xem xét xử án tại Tòa... nó sẽ giúp ích cho các bạn.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #491765   15/05/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Chủ thớt đưa ra các điểm yếu của sinh viên Luật nhưng phần nào cũng là thực trạng chung cho các sinh viên hiện nay khi học xong và ra trường. Thực tế thì đa số các bạn sinh viên Luật khi học trong trường hầu như rất ít được thực hành, đa phần là học lý thuyết là chính, sự tương tác chủ yếu cũng chỉ từ giảng viên vs sinh viên, ít tiếp xúc với các hoạt động thực tiễn vì vậy ra trường thường rất bỡ ngỡ và không có nắm đc cơ bản vấn đề. Mà Luật thì cần thực tiễn rất nhiều nên đòi hỏi va chạm và tiếp xúc mới có thể hình thành nên tư duy,  góc nhìn... vì vậy thiết nghĩ nên có một kiểu cách giảng dạy sáng tạo và cần sự thực tiễn nhiều hơn hiện nay không chỉ riêng ngành Luật mà còn các ngành khác nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #491770   15/05/2018

    Quan điểm của chủ thớt nêu ra rất chính xác, đối với sinh viên luật lượng kiến thức lý thuyết được dạy rất nhiều, nhưng để thực hiện các kỹ năng mà lý thuyết dạy rất ít. Chính vì vậy, khi ra truờng bắt đầu làm vịêc các bạn thường lúng túng, không biết nên áp dụng như thế nào cho đùng. Vậy nên theo mình các trường ngoài vịêc giảng dạy lý thuyết còn nên tổ chức ngoại khóa, thực hành rèn luyện tư duy phản biện cho các em nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #492908   29/05/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của bạn. Lý thuyết thì nhiều, giáo trình môn nào hầu như cũng mấy trăm trang trong khi thực hành thì không được bao nhiêu, lượng kiến thức thực tế hạn hẹp trong khi ngành luật là một trong những ngành cần trau dồi nhiều kỹ năng tranh luận và tư duy phản biện.

     
    Báo quản trị |  
  • #492916   30/05/2018

    Đối với sinh viên luật thì kinh nghiệm thực tế và tư duy pháp luật rất quan trọng nhưng không may đó lại chính là cái sinh việc luật Việt Nam thiếu nhất. Theo như mình tiếp xúc thì việc học ở trường khác xa với những gì diễn ra ở xã hội. Chẳng hạn, sự khác biệt lớn nhất giữa một sinh viên học luật và một người tư duy luật hoặc có kinh nghiệm thực tế đó là mở rộng vấn đề. Trước một tình huống pháp lý hoặc một câu hỏi liên quan đến luật. Sinh viên luật xác định vấn đề đó thuộc lĩnh vực gì, tìm căn cứ pháp lý phù hợp để giải quyết vấn đề và chấm hết. Nhưng người có tư duy luật hay người đã làm nhiều về luật thì không dừng lại ở đó. Không phải là họ lan man, dài dòng mà lạc đề, mà họ nhìn nhận và đưa ra nhiều khía cạnh khác nhau, tự đặt ra nhiều giả thiết phát sinh xoay quanh vấn đề chính và tự tìm lời giải đáp. Cái lợi ở đây là gì, sau này khi gặp vấn đề khác liên quan thì họ không tốn quá nhiều thời gian để giải đáp, điều này chính là mong muốn của nhiều người muốn làm bên mảng tư vấn. Vấn đề này, đôi khi người trong cuộc biết nhưng lại không biết làm thế nào để khắc phục.

    Còn vấn đề hết sức quan trọng đó là kỹ năng viết. Nhiều sinh viên luật tự tin về khả năng viết lách của mình sau khi trải qua hàng tá bài tiểu luận, luận văn nhưng vẫn bị đánh rớt vì một bài kiểm tra viết khi đi phỏng vấn. Bạn có ý tưởng, có tư duy nhưng sắp xếp sai thứ tự trong bài viết cũng làm giảm đi sức thuyết phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #492969   30/05/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Sinh viên luật hiện nay thiếu rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và tư duy pháp luật, vì việc học ở trường lớp thương nặng tính lý thuyết, rất nhiều bài tập phải làm và chưa kể phải đi thảo luận họp nhóm, nên các bạn sinh viên cần có một quỹ thời gian để học ngoại ngữ, làm thêm, nên đi thực tập sớm để tiếp cận nhiều môi trường.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #492982   30/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chủ thớt và có thể lấy bản thân là một ví dụ điển hình. Hồi còn là sinh viên, mình học theo đúng kiểu chạy theo điểm với bằng cấp. Đến lúc đi làm rồi mới lóng nga lóng ngóng, chả biết áp dụng kiến thức kiểu gì. Cứ như thể học bao nhiêu trả hết cho thầy cô. Bằng tốt nghiệp đại học giờ cũng để đấy cho đẹp thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #493022   31/05/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thấy đúng nhất là tình hình thiếu kinh nghiệm thực tế về nghề, cũng phải thôi vì nhiều người sau khi ra trường đi làm vài năm rồi mới tích lũy được kinh nghiệm thì việc đòi hỏi các bạn sinh viên có kiến thức thực tế thì cũng rất khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #493060   31/05/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy việc yếu ngoại ngữ là một hạn chế lớn đối với sinh viên luật. Cụ thể những sinh viên yếu ngoại ngữ mà không chịu cố gắng nỗ lực trong khi học ở trường, dẫn đến việc không đạt được chứng chỉ TOEIC chuẩn đầu ra, không được xét tốt nghiệp và khi ra trường bạn không những không cầm được bằng cử nhân trong tay để kiếm tìm việc làm. Cộng thêm việc không có kiến thức tiếng anh sẽ rất khó để kiếm được 1 công việc tốt. Chính vì vậy, theo mình trong bất cứ trường hợp nào các sinh viên luật nếu không muốn bị tuột hậu thì ngoài việc bổ sung kiến thức luật ra nên bổ sung thêm kiến thức ngoại ngữ nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495774   30/06/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Theo quan điểm của mình sau khi học và ra trường đi làm thì điểm yếu nhất của sinh viên chính là kiến thức thực tế. Việc học nhà trường chỉ có thể trang bị cho sinh viên những quy định trong Luật hoặc nhiều hơn là những tình huống thức tế nhưng lại diễn giải qua kiến thức giáo trình. Do đó, khi đi làm, các sinh viên thường bị choáng với những tình huống pháp lý buộc phải áp dụng sự linh hoạt trong xử lý của bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #495819   01/07/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    Theo mình thì dùng từ "điểm yếu" cũng không hợp lý lắm. Cái mà hầu như sinh viên Việt Nam (không nói riêng về sinh viên luật) là kinh nghiệm thực tế mà thôi. áp dụng kiến thức được học vào một vấn đề thực tế, có tác động trực tiếp đến cuộc sống, công việc thực thì khác hẳn với việc giải một bài tập, một tình huống trong các bài kiểm tra khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #495945   02/07/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình cũng giống nhiều sinh viên ngày mới ra trường hầu như chúng ta thiếu hai kỹ năng rất quan trọng đó là ngoại ngữ và kinh nghiệm, sinh viên ra trường hầu như ai cũng thiếu kinh nghiệm, chúng ta cần một thời gian để tích lũy nó, rất ít các bạn sinh viên vừa học vừa đi thực tập, bên cạnh đó ngoại ngữ cũng là một yếu tố quan trọng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #495965   02/07/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Yếu điểm của sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng thì khá nhiề, tuy nhiên đối với sinh viên Luật thì theo mình thấy một số yếu điểm như bạn nêu là khá đầy đủ rồi. Riêng nói về hệ thống giáo dục trong trường Luật không thôi, việc thực hành là rất ít, hầu như kiến thức lý thuyết chiếm đến đa số và học bù đầu, trong khi thực hành lại rất ít ỏi, phải chăng mỗi giảng viên Luật là một Luật sư, một thẩm phám, kiếm sát viên... để có thể truyền đạt những kiến thức ngoài sách vở thì hay biết mấy

     
    Báo quản trị |  
  • #496042   03/07/2018

    Theo quan điểm của tôi cho rằng  sinh viên ngành nào cũng mắc phải không chỉ riêng sinh viên ngành luật mới mắc phải. Điều quan trọng là làm thế nào để khắc phục điểm yếu này. Theo tôi thấy hiện nay các trường đều chú trọng cho sinh viên thực hành hơn là dạy lý thuyết suôn trong trường.

    Còn về phía sinh viên muốn thành công cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Chúc mọi người thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #496057   03/07/2018

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    không thây đố mầy làm nên..

    thây không có thưc tê do bi cấm hành nghê thì lây gì dạy sinh viên thưc hành?

     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #500083   19/08/2018

    Mình đồng ý với bạn ở điểm thứ 2 và thứ 5. Sinh viên luật Việt Nam yếu nhất là khoản ngoại ngữ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực hành những kiến thức học được trên ghế nhà trường là rất hạn chế vì gì chứ luật học là một chuyện đi ra ngoài xã hội áp dụng luật là một chuyện hoàn toàn khác. Tuy nhiên mình không đồng tình ở điểm thứ 5. Bởi vì, sinh viên luật khác biệt với sinh viên khác là ở khả năng ăn nói và quan hệ xã hội là một điểm mạnh của sinh viên luật chứ không phải là điểm yếu.  

     
    Báo quản trị |  
  • #500887   29/08/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Bài viết rất chính xác, thực chất hiện tại có rất nhiều bạn học Luật kinh nghiệm thực tế rất ít, học luật quan trọng việc thực hành và tư duy logic. Lúc mình học ở trường việc nắm được hệ thống pháp luật Việt Nam là cả một quá trình khó khăn. Bây giờ đi làm một thời gian ngắn mà mình hiểu rõ về hệ thống này rất nhanh chóng.

     
    Báo quản trị |  
  • #507604   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình quan trọng nhất vẫn là các kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Bởi đây mới là mục đích cuối cùng của việc học. Dù cho có học tốt đến đâu mà việc áp dụng vào thực tiễn không có kỹ năng thì cũng chẳng có ý nghĩa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #507613   14/11/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến chia sẻ từ bạn. Theo mình, thì điểm yếu của sinh viên Luật phần lớn hiện nay là kỹ năng thực hành trên thực tế rất ít, chủ yếu chỉ học một cách máy móc qua sách vở, văn bản là chính nên khi gặp phải những vấn đề phát sinh trên thực tế các bạn thường lúng túng và không biết cách giải quyết vấn đề như thế nào.

    Đồng thời, sinh viên Luật hiện nay khi ra trường cũng thiếu kỹ năng mềm và yếu ngoại ngữ, đây là một trong những kỹ năng mà theo mình sinh viên Luật rất cần phải học hỏi và trau dồi.

     
    Báo quản trị |