Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực đã dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc áp dụng quy định. Bài viết này mình sẽ đưa ra một số điểm mới của Nghị định 40/2019/NĐ-CP mà mình tìm hiểu được để mọi người cùng tham khảo và thảo luận thêm nhé.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Đồng thời khoản 3 Điều 22 này được hướng dẫn cụ thể bởi Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tuy nhiên sắp tới đây theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP (sẽ có hiệu lực 01/07/2019) sửa đổi Điều 22 lại không còn quy định về nội dung hướng dẫn chi tiết này nữa. Cụ thể nội dung sửa đổi chỉ quy định như sau:
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
=> Vấn đề: Có được tiếp tục áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT?
2) Về việc tăng quy mô, công suất Báo cáo đánh giá tác động môi trường .
Trước đây đối với việc tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt thì Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên quy định mới tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP như sau:
"2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
a) Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
=> Vấn đề: Quy định chỉ áp dụng đối với dự án chưa đi vào vận hành. Vậy những dự án đã đi vào vận hành sẽ không phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường => Như vậy thủ tục khi có sự tăng quy mô, công suất là gì?