Chương III: Hợp đồng lao động
5. Cấm ký kết các loại hợp đồng khác thay cho hợp đồng lao động khi phát sinh quan hệ lao động
Vì hiện nay tình trạng nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc nhưng không ký HĐLĐ mà ký Hợp đồng dân sự (hợp đồng dịch) để tránh phải tham gia BHXH, BHTN cho người lao động.
6. Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
- Giải thích thuật ngữ “công việc tạm thời”.
Vì Bộ luật chưa quy định rõ công việc nào là công việc tạm thời, gây khó khăn cho việc áp dụng, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật, doanh nghiệp dễ lợi dụng để ký các hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng đối với người lao động.
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên phải giao kết bằng văn bản
Vì Luật BHXH quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH kể từ 01/01/2018. Vì vậy, nếu quy định công việc có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói sẽ gây khó khăn đối với việc thực hiện quy định này của Luật BHXH.
7. Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động
"Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho người sử dụng lao động…”
Vì hiện nay có tình trạng người lao động lừa dối DN bằng việc cung cấp văn bằng, chứng chỉ giả mạo, nhưng pháp luật lao động lại chưa có quy định về việc xử lý đối với các trường hợp này.
8. Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Loại trừ trường hợp NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ.
Vì thực tế có những trường hợp NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ký HĐLĐ với nhiều NSDLĐ, tuy nhiên Luật chưa quy định loại trừ. Điều này dẫn đến một người lao động được cấp 01 giấy phép lao động nhưng lại được ký HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động và gây khó khăn trong việc quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
9. Điều 22. Loại hợp đồng lao động
- Sửa đổi chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động là xác định thời hạn và không xác định thời hạn.
- Giải thích thuật ngữ “công việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định”.
- Hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc, không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động có thời hạn sẽ trở thành hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ trở thành hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng:
+ Loại trừ trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động cao tuổi vì quy định hiện hành không phù hợp với đặc thù của người lao động cao tuổi (sức khỏe không đảm bảo), riêng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bị giới hạn bởi quy định về Giấy phép lao động (thời hạn tối đa là 2 năm) theo Điều 173 của BLLĐ.
+ Bỏ quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết thời hạn hai bên phải ký HĐLĐ mới, nếu không ký HĐLĐ mới thì HĐLĐ đó chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Vì trong thực tế quy định này gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp lao động và trong thời hạn 30 ngày đó nếu có phát sinh tranh chấp lao động thì không có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
10. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
- Bổ sung thêm nội dung thông tin tại điểm a: người được ủy quyền giao kết HĐLĐ (nếu có); đồng thời đề nghị quy định cụ thể giấy tờ hợp pháp khác của người lao động tại điểm b.
- Hai bên có thể quy định về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, ...trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản riêng.
11. Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
Quy định rõ ràng hơn về giới hạn của Phụ lục hợp đồng lao động.
Ví dụ, HĐLĐ có thời hạn thì phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung về thời hạn thực hiện HĐLĐ không đươc làm thay đổi loại hợp đồng lao động (Tổng thời gian của HĐLĐ và của Phụ lục lao động không được vượt quá 36 tháng).
12. Điều 26. Thử việc
Trước khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người thử việc về việc làm thử và hai bên phải thực hiện giao kết hợp đồng thử việc; đồng thời quy định cụ thể nội dung của HĐ thử việc.
13. Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
Kết thúc thời gian thử việc nếu người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động với người lao động, mà người lao động vẫn làm việc thì hợp đồng đó được xem như hợp đồng xác định thời hạn theo quy định.
Bổ sung thêm quy định về việc thông báo của NSDLĐ về kết quả thử việc trước khi kết thúc thời gian thử việc.
14. Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Quy định cụ thể trách nhiệm của người lao động phải có mặt tại nơi làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; trách nhiệm của NSDLĐ nhận lại, bố trí việc làm theo HĐLĐ đã giao kết; trường hợp không bố trí được thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới.
Đồng thời bổ sung quy định điều chỉnh riêng đối với người đại diện phần vốn gây thiệt hại kinh tế trong thời gian làm người đại diện phần vốn (thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ).
15. Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian
Tiền lương trả theo giờ làm việc thực tế, nên tiền lương tháng có thể thấp hơn lương tối thiểu vùng thì tham gia BHXH, BHYT như thế nào? Cách tính thời gian để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như thế nào?
16. Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 4: Trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ cần người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.
Khoản 10: tách thành 2 khoản: NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này và NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công ngệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN, HTX)
Vì quy định như hiện hành dẫn đến NLĐ được hưởng cả chế độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.
17. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Quy định NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng phải có lý do chính đáng và phải báo trước cho NSDLĐ một khoảng thời gian theo quy định.
18. Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Bổ sung quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH.
19. Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Sửa lại cụm từ "vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi..." thành " vì lý do kết hôn, đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi..."
20. Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Quy định cụ thể tiền lương theo HĐLĐ hay tiền lương thực lĩnh trong trường hợp vi phạm thời hạn báo trước.
21. Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
Ý kiến 1: Cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế phải báo cho NLĐ biết ít trước 1 khoảng thời gian.
Ý kiến 2: Bãi bỏ quy định cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế.
22. Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
Quy định NSDLĐ có trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động (đối với tất cả các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, HTX).
Đồng thời, người sử dụng lao động kế tiếp thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, giao, chuyển giao doanh nghiệp, HTX.
23. Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Bổ sung thêm quy định NSDLĐ ra Quyết định thôi việc hoặc thanh lý hợp đồng lao động.
- Bãi bỏ quy định “trả lại sổ BHXH cho NLĐ” (vì NLĐ được quyền giữ sổ BHXH của mình)
- Bổ sung quy định trách nhiệm của NLĐ cùng với NSDLĐ thực hiện giải quyết chế độ liên quan.
24. Điều 48. Trợ cấp thôi việc
Khống chế mức tối đa hưởng trợ cấp thôi việc là 10 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
25. Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
Bổ sung từ "đủ" trước cụm từ "12 tháng trở lên".
26. Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Bỏ quy định về chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.
27. Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
Quy định rõ ràng, cụ thể hơn để tránh cách hiểu không thống nhất.
28. Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Khoản 3: bãi bỏ