(TVPL) – Từ ngày 1/5/2013 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) sẽ chính thức có hiệu lực. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin tổng hợp lại một số điểm mới nổi bật của bộ luật này gửi đến Luật sư và thành viên DanLuat.
> Bộ luật Lao động năm 2012, những điểm mới!!!
> BLLĐ 2012 - Chấm dứt hợp đồng lao động vì bị quấy rối tình dục
> Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ
Áp dụng chế độ thai sản 6 tháng
Tuy BLLĐ 2012 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/5, nhưng thực tế quy định nghỉ thai sản 6 tháng đã có từ ngày 02/01/2013.
Những trường hợp bắt đầu nghỉ thai sản từ ngày 02/01 đến trước 01/5 thì tạm thời chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho 6 tháng, mà chỉ được nhận của 4 tháng trước, do chưa có công văn hướng dẫn từ BHXH.
Xem thêm: Được nghỉ thai sản 6 tháng từ ngày 02/01/2013.
Được nghỉ tết âm lịch 5 ngày
Quy định tại điểm b khoản 1 điều 115 BLLĐ 2012 cho phép người lao động nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong 5 ngày tết âm lịch, theo quy định cũ người lao động chỉ đươc nghỉ 4 ngày.
Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ 5 ngày lễ khác, cụ thể là : Tết dương lịch (1-1), ngày giải phóng miền Nam (30-4), ngày Quốc tế lao động (1-5), ngày Quốc khánh (2-9), ngày giỗ tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch).
Tuổi hưu có thể cao hoặc thấp hơn thông thường cho một số nhóm đối tượng theo quy định của chính phủ.
Thông thường, tuổi nghỉ hưu là 60 với nam giới và 55 với nữ giới theo quy định tại khoản 1 điều 187 BLLĐ 2012. Tuy nhiên, chính phủ có thẩm quyền quy định chi tiết tuổi nghỉ hưu cao hoặc thấp hơn trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể, 2 khoản 2 và 3 điều 187 về tuổi nghỉ hưu quy định như sau:
“2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.”
Nghiêm cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Đây là một quy định hoàn toàn mới được nhắc đến trong điều 8, chương “Những quy định chung” của BLLĐ 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm.
Liên quan tới quy định trên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 37 BLLĐ 2012.
Đặc biệt, quy định này hướng đến đối tượng lao động là người giúp việc trong gia đình. Hành vi quấy rối tình dục với lao động là giúp việc trong gia đình bị nghiêm cấm theo khoản 1 điều 183 BLLĐ 2012. Người lao động có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi bị quấy rối tình dục, theo quy định tại khoản 4 điều 182 BLLĐ 2012.
(còn tiếp)
Linh Nguyên
Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/4496/nhung-diem-moi-trong-bo-luat-lao-dong-2012