Những chiêu lừa sinh viên thường bị mắc bẫy

Chủ đề   RSS   
  • #490472 26/04/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 113 lần


    Những chiêu lừa sinh viên thường bị mắc bẫy

    Sinh viên nói chung và đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, năm hai chân ướt chân ráo bước vào giảng đường Đại học thường xuyên là đối tượng mục tiêu của những tổ chức mang nhiều mục đích xấu. Sinh viên với nhận thức còn non trẻ, cộng thêm sự nhiệt thành năng nổ rất dễ rơi vào những cạm bẫy như bán hàng đa cấp, lừa đảo tiền bạc, trộm cướp, lôi kéo theo những tư tưởng xấu,…

    Điểm qua những chiêu lừa sinh viên thường bị mắc bẫy để các bạn chú ý tránh nhé:

    1. Trở thành đối tượng của các công ty bán hàng đa cấp

    Hiện nay, hình thức bán hàng đa cấp ngày càng hoành hành trong giới sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất. Vì đây là đối tượng mới ra đời trong cuộc sống, dễ bị cám dỗ trước những thứ mới mẻ và “miếng mồi” ngon để những tên lừa đảo này lợi dụng.

    Với những lời quảng cáo, mời mọc hết sức hấp dẫn ở khắp nơi, từ báo mạng, tờ rơi hay thậm chí chính những bạn bè người quen bạn biết. Họ sẽ nói với bạn về nhiều thứ, vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp, những lượng tiền khổng lồ có thể đạt được khi tham gia làm việc. Mặc dù có nhiều lời cảnh báo trên các mạng xã hội, báo đài, nhưng nếu không tỉnh táo bạn cũng sẽ rất dễ bị lôi kéo.

    2. Công ty giới thiệu việc làm thêm

    Nhiều sinh viên vì nhu cầu cuộc sống hay hoàn cảnh gia đình, muốn tự lập, bương trãi với cuộc đời nên cần tìm một công việc làm thêm là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, họ trở thành con mồi béo bở của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm thêm lừa đảo. Chúng sẽ đăng và giới thiệu các việc làm hết sức “ngon ăn” nhưng thực tế công việc lại khác so với đã giới thiệu, mặc dù các em đã phải trả một mức phí hoặc tiền đặt cọc rất đắt trước khi các em nhận được công việc.

    Cách phòng tránh: nên tìm đến những trung tâm giới thiệu việc làm uy tín, đáng tin cậy, hoặc nhờ sự hỗ trợ từ đoàn, hội sinh viên trong trường để tìm được một công việc làm thêm phù hợp

    4. 'Cò' nhà trọ

    Những tờ giấy nhà trọ mới xây, giá rẻ được dán ở các cột đèn, cột điện thì 90% là lừa đảo. Họ không ghi địa chỉ nhà cụ thể mà chỉ ghi số điện thoại để liên hệ.

    Những người này sẽ dẫn bạn đi vòng vèo các chốn, rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí ‘đưa đi'. Nếu bạn phản kháng lại hoặc có ý kiến sẽ lập tức bị đe dọa.

    Lời khuyên cho bạn là nên tìm nhà qua những trang web uy tín hoặc thông qua người quen để biết được chủ nhà, mức giá, căn phòng định thuê.

    5. Người lạ nhận quen biết trên xe bus

    Kẻ gian có thể sẽ vu khống cho bạn là người thân bỏ nhà đi để lôi kéo từ trên xe bus xuống nhằm cướp đồ đạc.

    Gặp tình huống như vậy, bạn hãy bình tĩnh yêu cầu sự trợ giúp từ tài xế và phụ xe cùng những người xung quanh. Nếu người lạ bắt chuyện, bạn đừng vội khai thông tin. Khi bị nhận là người thân, bạn cứ hỏi to: ‘Họ tên gì, quê ở đâu? Cha mẹ mình làm gì?' rồi nói với người khác họ là người bắt cóc.

    An toàn nhất là bạn luôn ngồi chung ghế đã có một người ngồi trước, gần người lái xe hoặc phụ xe nhất.

    6. Đứa trẻ lạc nhờ dẫn đường theo tờ giấy

    Bạn nhìn thấy một đứa bé đang đứng khóc một mình bên lề đường trông rất tội nghiệp. Bạn hỏi lý do thì được biết em đi lạc đường và muốn bạn dẫn về nhà bằng mẩu giấy địa chỉ được ghi sẵn đó. Đừng vội tin, có thể đứa bé sẽ dẫn bạn đến những nơi mà bọn lừa đảo, bắt cóc đang chờ sẵn.

    Khi gặp trường hợp này, bạn nên đưa em bé đên Công an Phường gần nhất

    7. Lừa sinh viên tham gia bán hàng rong

    Nhiều cá nhân tổ chức lợi dụng danh nghĩa các nhà từ thiện, tổ chức sự kiện quyên góp để sinh viên tự nguyện tham gia. Bằng việc bán hàng rong, bạn sẽ thu về số tiền nhất định, số tiền này được hứa hẹn sẽ trao đến những người khó khăn, trẻ em nghèo,… Nhưng thực chất là ko có chương trình từ thiện nào cả

    Một cách khác, các cá nhân, tổ chức thuê sinh viên bán hàng với sự hứa hẹn về mức lương cũng như công việc vô cùng hấp dẫn. Trung bình mỗi tháng, doanh số bán hàng của mỗi sinh viên đạt được từ 6-30 triệu đồng tùy theo thời gian làm việc và khả năng của mỗi người, song hầu hết số tiền này sinh viên phải nộp lại cho công ty, mỗi người chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng tiền xăng xe và 10% doanh số bán được sau khi đã trừ mọi chi phí nên gần như đi làm không công. Sau một thời gian làm việc, không ít bạn nhận ra điều này nhưng không dám nghỉ việc, một phần vì bị đe dọa sẽ gọi người thân trong gia đình lên làm việc, một phần vì lo sợ phải nộp tiền phạt ghi trong hợp đồng là 100 triệu đồng do nghỉ trước thời hạn (5 năm).

    8. Lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật

    Nhiều tổ chức hiện nay hoạt động không hợp pháp vẫn luôn có các biện pháp lôi kéo, kích động, dụ dỗ sinh viên tham gia vào tổ chức của chúng. Ví dụ như các hoạt động biểu tình, phát tờ rơi với nội dung chống phá Nhà nước, Hội thánh đức chúa trời,..

    Sinh viên cần tránh xa những lời dụ dỗ như kể trên, và luôn nhớ rằng tuyệt đối không tham gia vào những hoạt động trái pháp luật. Lời khuyên khi bạn gặp những trường hợp trên là trình báo với cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn.

    Trong tình trạng các loại tội phạm ngày càng phát triển, việc lừa đảo không chỉ đơn thuần dung vũ lực để là để cướp đoạt tài sản như trước đây mà họ còn có thể lừa đảo lợi dụng sức lao động, lợi dụng lòng tin,… Vì thế, các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, năm hai phải hết sức cẩn thận để bảo vệ sự an toàn của bản thân cũng như tài sản bên mình.

     

     
    9591 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490481   27/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đúng là cạm bẫy thì hay rơi vào sinh viên nhiều nhất bởi đa phần là những người mới lên thành phố nên không thể tránh khỏi sự thật thà bị lợi dụng và dễ bị chiếm dụng lòng tin. Đối tương sinh viên được hướng dẫn là chủ yếu bởi nhu cầu tiền họ cũng cần và lợi dung vì lòng tốt. Do vậy các mem dân luật là sinh viên phải hết sức cẩn thận.

     
    Báo quản trị |  
  • #490499   27/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Thực tế, sinh viên các trường đại học năm 1,2 sẽ là đối tượng mà những kẻ lừa đảo thường hướng tới vì chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nơi thành phố mà họ đang sinh sống. Điều này cũng đã xuất hiện từ lâu, nghe có vẻ "chuyện cơm bữa" nhưng thực sự mà nói nếu bản thân các sinh viên và cơ quan chức năng chưa quan tâm, hơn nữa thì hậu quả không phải là nhỏ. Các bạn sinh viên bị lôi kéo, nợ nần và dần dần bước vào con đường phạm pháp. Do đó chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa đối với vấn đề này để loại trừ.

     
    Báo quản trị |  
  • #490577   28/04/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Hồi lúc là sinh viên năm 2 mình cũng xém bị lừa, nghĩ lại cảm thấy may mắn hơn bạn bè khác. Giờ mình kể ra đây để các bạn rút kinh nghiệm. Số là hôm đó học xong mình nán lại bảng thông báo để xem tin tức Đoàn khoa xem có gì mới không. Lúc đó cũng có 2 và 3 bạn sinh viên đứng ở đó. Đang xem thì tự nhiên có một chị gái dáng người dong dỏng cao, khá xinh và tự tin đến bắt chuyện, giới thiệu là cựu sinh viên của trường. Nhìn điệu bộ rất tự tin và chuyên nghiệp. Sau đó chị bắt tay làm quen và hỏi thăm một số chuyện. Nói đến đâu chị cũng rất rành về hoạt động của Đoàn khoa nên mình tin chị là cựu sinh viên thật. Lúc này chị chuyển qua chỉ mình kỹ năng giao tiếp, kêu mình bắt tay và giải thích ý nghĩa của những cái bắt tay khác nhau. Chị kêu cái này phải biết trước khi đi làm, chứ không sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Mình cứ tin lấy tin để. Cuối cùng chị chốt hạ là cựu sinh viên đang có hội thảo về dạy kĩ năng giao tiếp cho sinh viên, em nên tham gia để bồi dưỡng kĩ năng. Mình vui lắm, đưa số điện thoại để chị liên lạc sau.

    Sau khi về ký túc xá kể cho bọn bạn nghe, một đứa liền lên tiếng kêu coi chừng bẫy đa cấp đó. Dạy kĩ năng chỉ là phụ thôi, rồi nó sẽ cho mình nhập hội đa cấp đó. Thế là đến hôm mình không đi bị chị kia gọi nóng máy luôn, dù mình đã từ chối không đi. Cuối cùng mình phải khóa số luôn. Bây giờ nghĩ may mà được cảnh báo trước, mình cũng không ngờ bọn đa cấp này len lỏi sâu vào trường đại học như thế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #490594   29/04/2018

    Cũng dễ hiểu tại sao sinh viên lại là đối tượng dễ bị lừa nhất. Đặc biệt là năm nhất năm 2, chân ướt chân ráo mới bước vào thành phố. Chiêu trò lừa đảo muôn hình vạn trạng, trong khi đó kinh nghiệm sống của các bạn lại không nhiều, thậm chí là không có. Có thể là một số bạn tình trạng kinh tế khó khăn, phải tự bương chải để kiếm tiền đóng học phí, tiền sinh hoạt; nhưng cũng có một số khác lại thích thú những thứ mới lạ, đôi khi có tâm lý háo thắng, muốn làm giàu nhanh chóng. Chiêu  trò đôi khi cũ nhưng nếu các bạn sinh viên không cảnh giác thì vẫn tạo ra kẽ hở để các đối tượng lừa đảo thành công.

     
    Báo quản trị |  
  • #490969   03/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Thời điểm này thi đa cấp đã ít đi và nhiều người nhận biết và ý thức hơn rồi. Thời cách đây 3 4 năm, bạn bè mình cũng cả chục người vướng vào đa cấp mà tin tưởng một cách mù quáng không thể nào khuyên giải được. Y như “Hội thánh đức chúa trời” bây giờ vầy nè. Cạm bẫy vô vàn, tuy tuổi còn trẻ nhưng mỗi người cần có nhận thức sớm chứ không thể ai cũng đi theo để khuyên bảo được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #491019   04/05/2018

    ksnb_ctr
    ksnb_ctr

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Mình nghĩ xã hội nhiều cạm bẫy cho nên cho sinh viên phải khôn khéo để không vướng phải những cạm bẫy hoặc mắc lừa. Ai đó không may mà mắc phải thì cũng nên tỉnh táo để rút ra bài học cho mình. Một lần vấp ngã là một lần bớt dại nó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #491033   04/05/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Lúc còn thời sinh viên, mình cũng bị nhiều bạn bè lôi kéo tham gia nhóm này nhóm nọ để học tiếng anh rồi giao tiếp tốt hơn... nhưng lúc đó mình toàn tìm hiểu kỹ rồi mới tham gia do có những tiền bối đi trước mách nước và chỉ dẫn nên tránh được mấy vố chứ ko là cũng bị lôi kéo vào mấy kiểu loại hình bán hàng đa cấp rồi bị lừa tiền này nọ. Thực tế thì sinh viên mới vào trường mới dễ bị dụ dỗ lôi kéo, bên cạnh đó còn có những người nhẹ dạ cả tin nên dễ bị sa đà vào các loại hình và bịa lừa đảo này.

     
    Báo quản trị |  
  • #493158   31/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nghĩ thấy cũng tội mấy bạn sinh viên mới lên thành phố học. Chưa kịp thích nghi là thấy cả đống cạm bẫy đang chờ rồi. Đa số những đối tượng xấu đều nhắm vào sinh viên, do số lượng sinh viên tỉnh chân ướt chân ráo lên thành phố học khá đông, kinh nghiệm sống ở thành phố chưa có nên rất dễ bị lừa. Vậy nên những bạn sinh viên sắp lên thành phố học thì nhớ phải cảnh giác nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #493219   31/05/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Mình thấy đại đa số sinh viên đều một lần trực tiếp bị lôi kéo hoặc nghe đến danh của những "tập đoàn đa cấp với ước mơ làm giàu không khó". Những người đa cấp thường mặc vest chỉn chu, đầu tóc bóng bẩy với những lời mời chào ‘trên trời', ngọt như mía lùi. Rồi những cuộc hội thảo, rồi những buổi thuyết trình hào hùng và bạn nhận được những sự tư vấn về một hình thức kinh doanh nào đó thì đích thị là chiêu dụ của những người bán hàng đa cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #493239   31/05/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Ngưỡng cửa từ đại học ra cuộc sống theo mình giống như giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con đến trưởng thành vậy, có vô vàn cạm bẫy bủa vây. Chỉ có cái đầu tỉnh táo mới giúp sinh viên không bị dính các chiêu lừa đảo. Quan điểm của mình trước khi làm việc gì phải chuẩn bị thật kỹ, tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đánh giá từ nhiều người để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #499075   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    SInh viên lần đầu vào Sài gòn sinh sống không ít thì nhiều cũng phải bị lừa một lần, không bị kiểu này kiểu khác, Sài gon này " không thiếu " những cách để lừa sinh viên. BỊ lừa đóng tiền " ngu " vào công ty đa cấp dường như là phổ biến nhất. Tuy nhiên, có thể nói bị lừa cũng gọi là kỉ niệm "đẹp" không thể nào quên của thời sinh viên. Những bạn dễ bị nhất là các bạn sinh viên năm 1,2 còn năm 3,4 đã quá già dặn rồi có thể do bị lừa nhiều quá nên khôn ra :|

     
    Báo quản trị |  
  • #499099   09/08/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Từng bị đa cấp lừa, vào tới tận trụ sở rồi bị giam chân cả nguyên buổi trời (hai lúa mới lên thấy nói nhiều tiền, tương lai giàu có cũng mê lắm) sau đó người ta theo về đến tận phòng để chờ mình vay tiền rồi đưa cho họ. May mà được ngăn chặn kịp thời nếu không bây giờ thành chùm đa cấp rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500084   19/08/2018

    Những chiêu lừa này ai cũng có thể dính phải huống hồ gì sinh viên. Chỉ cần cho một ích vật chất hoặc những vở diễn "lay động lòng ngươi" là dính kế của những kẻ lừa đảo ngay. Cho nên để hạn chế rủi ro thì gặp những tình huống kể trên hoặc gặp người không xa lạ cũng vờ đi cho xong chuyện. Trong một số trường hợp như những trường hợp kể trên thì thà mình phụ người ta còn hơn để người ta phụ mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #500101   19/08/2018

    Mình từng đi chơi và gặp một nhóm khoảng 5-6 người cả gái lẫn trai. Họ bảo họ bán tăm từ thiện và bảo mua. họ bảo tùy lòng nhưng sau khi cầm xong là ấn định giá luôn là đưa 20 ngàn luôn. Thực ra trước đó mình cũng đã được nghe về chuyện này rồi nhưng không nghĩ là tới mức như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #500120   19/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Mình thời sinh viên rất hay bị mời gọi những kiểu dụ dỗ lừa đảo này, các bạn sinh viên năm nhất, thậm chí là năm hai hay mắc phải khi mới rời quê lên thành phố nhập học.

    Các bạn sinh viên háo hức tìm 1 công việc làm thêm để có tiền chi tiêu và đỡ đần gia đình là điều mà đa số các bạn sinh viên đều mong muốn thực hiện khi trở thành sinh viên. Lợi dụng nhu cầu đó, cũng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin – nhiều trung tâm môi giới việc làm ảo đã chọn các em là đối tượng của những chiêu lừa ngoạn mục và lấy tiền. Cụ thể: họ sẽ đăng rất nhiều những tin tuyển dụng hấp dẫn, công việc phù hợp với sinh viên và mức lương mơ ước. Khi các em tìm đến họ, sẽ phải đặt cọc trước 1 khoản tiền hoặc phải trả 1 khoản phí môi giới. Một cái hẹn đến nhận việc được đưa ra nhưng có thể: sẽ không có cuộc gặp nào, hoặc công việc không như thỏa thuận – các em bỏ việc và mất trắng số tiền đã cọc.

    Các bạn khi tìm việc làm cần hết sức tỉnh táo và khôn ngoan. Không nên tin vào mấy tờ rơi tuyển dụng được phát ở đường hoặc dán đầy trên các bờ tưởng, cột điện. Hãy đến các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín như của đoàn thanh niên, liên đoàn lao động, hoặc nhờ anh em, bạn bè, người quen giới thiệu.

     
    Báo quản trị |  
  • #500144   20/08/2018

    Nhận được thông tin đỗ đại học  sinh viên nào cũng vui mừng, hạnh phúc vì tương lai sẽ được bước sang một trang mới nhiều cơ hội, đồng thời cũng nhiều thách thức hơn trong cả việc học tập lẫn cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, rời xa gia đình để bắt đầu 1 cuộc sống tự lực cánh sinh không phải dễ dàng. Có những bạn hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống, cũng có những bạn vì có gia đình khá giả nên thường ăn chơi đua đòi, mà không chịu học hành dễ vứong vào các tệ nạn xã hội. Ngoài những chiêu lừa lọc sinh viên như ở trên mình xin góp thêm một trường hợp điển hình sinh viên cũng hay mắc phải ở những trường ngoài miền bắc như  là lời mời khi chẳng may rơi hoàn cảnh túng thiếu tạm thời, các bạn sinh viên cũng dễ dàng nghe theo lời chào mời cầm cố những vật dụng tưởng như chẳng có giá trị gì. Cụ thể nhất chính là thẻ sinh viên và chứng minh thư đổi lấy một khoản tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Đây là việc làm vô cùng nguy hiểm vì bạn có thể sẽ phải đối mặt với xã hội đen, đầu gấu và dễ dàng rơi vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội. Chưa kể khi chúng cầm giấy tờ của bạn rồi, chúng sẽ đòi rất nhiều tiền để chuộc lại, họăc lấy Thông tin cá nhân của bạn để làm việc xấu. Chưa kể đến khi bạn không có khả năng chi trả, chúng còn mang đến trường học giao cho nhà trường để đe dọa… khiến việc học tập có thể bị gián đoạn.

     

     
    Báo quản trị |