Nhờ mọi người giải đáp giúp mình thắc mắc về THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #223275 31/10/2012

    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Nhờ mọi người giải đáp giúp mình thắc mắc về THỪA KẾ

    A có con nuôi là B,B có con đẻ là C.Trong TH A và B chết cùng lúc thì C có được thừa kế không?

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    3823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #223276   31/10/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


     

    longquochan viết:

     

    A có con nuôi là B,B có con đẻ là C.Trong TH A và B chết cùng lúc thì C có được thừa kế không?

     

     

     

    Longquochan ơi, bạn phải hỏi cho rõ là C có được thừa kế của A không chứ nhỉ? theo tôi hiểu thì bạn đang muốn hỏi về kế vị phải không?

    Bạn hỏi C có được thừa kế không? nhưng thừa kế của ai mới được chứ?. cái này cũng giống đố vui phết nhở? :|:|:|

    Cập nhật bởi garan ngày 31/10/2012 01:54:59 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    longquochan (31/10/2012)
  • #223277   31/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    garan viết:

     

    longquochan viết:

     

    A có con nuôi là B,B có con đẻ là C.Trong TH A và B chết cùng lúc thì C có được thừa kế không?

     

     

     

    Longquochan ơi, bạn phải hỏi cho rõ là C có được thừa kế của A không chứ nhỉ? theo tôi hiểu thì bạn đang muốn hỏi về kế vị phải không?

    Bạn hỏi C có được thừa kế không? nhưng thừa kế của ai mới được chứ?. cái này cũng giống đố vui phết nhở? :|:|:|

    hehe

    sr mình viết thiếu quá.Đúng rồi đó,vấn đề mà mình muốn hỏi đó chính là C có được hưởng di sản thừa kế của A trong TH này hay không?

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #223283   31/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    nguyenvantongnvt viết:

    Chào quý ông bà !
    Trường hợp của quý ông bà chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Pháp luật không thừa nhận quyền thừa kế của con của con nuôi của người để lại di sản. Cũng không có quy định về cháu nuôi. 

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Thưa Luật sư 

    Nếu như đây là thừa kế kế vị thì sao?.Tại sao đây lại không thể là thừa kế kế vị được nhỉ.:~

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #223299   31/10/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    nguyenvantongnvt viết:

    Chào bạn !

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Con của con nuôi không phải là cháu của người chết, bạn đặc biệt lưu ý. Luật không quy định vấn đề cháu nuôi.

    Đúng là nếu như thừa kế theo hàng thừa kế thì con của con nuôi không phải là người thừa kế theo như những điều luật mà bạn trích dẫn.

    Nhưng bạn có thấy sự khác biệt trong quy định của pháp luật khi có điều luật thì có cụm từ "cháu ruột" còn có điều luật thì lại không hay không?

    Tại sao trong quy định về hàng thừa kế thì lại ghi rõ là "cháu ruột" nhưng đến quy định về thừa kế thế vị lại không quy định rõ. Việc quy định nó cũng có cái lý của nó, không phải quy định cho có đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    longquochan (31/10/2012)
  • #223323   31/10/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Vậy mình đặt ngược lại câu hỏi nhé, nếu bạn nói, con của con nuôi không phải là cháu thì tại sao ở Điều 676 BLDS lại nói rõ là "cháu ruột". Theo logic của bạn thì nhà làm luật chỉ cần sử dụng thuật ngữ "cháu" là được, cần gì thêm từ "ruột" đằng sau nhỉ.

    Hơn nữa, căn cứ vào đâu bạn có thể khẳng định là "con của con nuôi người chết đâu phải là cháu"? 

    Để mình phân tích rõ Điều 677 BLDS để bạn hiểu hơn về quy định đấy nhé.

     

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Cha hoặc mẹ của cháu ở đây tức là con của người để lại di sản thừa kế. Và cháu của Mà pháp luật lại quy định con thì không phân biệt là con nuôi hay con đẻ đều có quyền được hưởng thừa kế và đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. 

    Như vậy, nhà làm luật vẫn công nhận con của con nuôi là cháu, chỉ có điều không phải là cháu ruột mà thôi.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #223457   01/11/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Tới giờ thì chắc tôi cũng phải chào thua vì cách hiểu của bạn đấy. 

    Điều 676 nhà làm luật sử dụng thuật ngữ cháu ruột vì đó là lần đầu nhắc đến quan hệ này. Điều 677 thì thuật ngữ đó đã được làm rõ thì không phải nhắc lại.

    Nếu bạn nói vậy thì bạn xem Điều 41 BLDS nhé, trong điều luật đó thì thuật ngữ "cháu" được nhắc tới đầu tiên. Theo logic cách hiểu của bạn thì phải sử dụng thuật ngữ "cháu" mới đúng chứ nhỉ. Hơn nữa, Điều 676 có tới 2 lần nhắc tới từ "cháu ruột" đấy. Bạn xem kỹ lại xem.

    Cách hiểu của bạn mặc nhiên tước bỏ quyền thừa kế của của con người đã chết đi đấy.

    Khi học luật hay áp dụng luật, có 1 nguyên tắc quan trọng mà ai cũng phải nhớ đó là không suy diễn chủ quan. Cái cách mà bạn giải thích đó chính là sự suy diễn chủ quan đấy. Đó là góp ý thật lòng của tôi, nếu thực sự bạn muốn theo đuổi con đường làm luật tới cùng, đặc biệt là làm nghề luật sư.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |