Nhờ Luật sư tư vấn về làm thủ tục chia thừa kế theo di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #548522 05/06/2020

    tuyanh1989

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nhờ Luật sư tư vấn về làm thủ tục chia thừa kế theo di chúc

    Chào luật sư.bố mẹ tôi có 5 người con đã yên bề gia thất.mỗi người đều được chia phần đất cho mình.tôi là con út ở với bố mẹ,nay bố tôi qua đời không để lại di chúc mà mẹ tôi cũng già yếu nên muốn chuyển đứng tên sổ đất để sau này dễ bề di chúc cho tôi.vì lòng tham nên có  người không nghe mà chỉ cho mẹ con tôi ở như vậy không được đứng tên sổ mà đất chỉ  để làm nhà thờ hoặc phải chia phần đất đó ra cho họ.xin hỏi luật sư nếu bây giờ tôi đưa đơn ra tòa để chia thì mẹ tôi có mất nhiều tiền không.và phần di sản của tôi sẽ tặng cho mẹ tôi thì mẹ tôi phải chịu bao nhiêu phí +thuế.xin cảm ơn.

     
    1132 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuyanh1989 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #548615   07/06/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi một trong hai bên (vợ hoặc chồng) đã chết thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau:

    “Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

    1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

    2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

    4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”

    Như vậy, khi bố bạn chết thì theo quy định của pháp luật, mẹ bạn sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng.

    Tài sản chung vợ chồng(của bố mẹ bạn) được chia đôi, mẹ bạn được một nửa phần tài sản chung của vợ chồng, phần của bố bạn thuộc sở hữu của bố bạn sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Do bố bạn chết không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng một hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Do đó, bạn, mẹ bạn cũng sẽ được hưởng một phần tài sản thừa kế từ phần di sản chia thừa kế của bố bạn theo đúng quy định của pháp luật. Theo khoản 2 điều 660 BLDS 2015, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của mẹ và anh chị em bạn phải được lập thành văn bản. Trường hợp mà bạn nêu ở trên thì có người đồng thừa kế tỏ ý không đồng ý với vấn đề bạn nêu. Như vậy, bạn và các anh chị em của bạn nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cho rõ ràng lại phần di sản này. Do tinh thần của bộ luật dân sự chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các đương sự đương sự với nhau luôn được pháp luật ưu tiên (trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật).

    Như vậy, với thông tin bạn cung cấp, nếu người anh chị em của bạn không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2020)
  • #548815   10/06/2020

    tuyanh1989
    tuyanh1989

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    xin tư vấn án phí

    xin hỏi luật sư nếu gia đình không thể thỏa thuận phân chia di sản vì không có di chúc do không có tiếng nói chung vậy thì mẹ tôi sẽ phải mất bao nhiêu án phí(bố tôi qua đời không có di chúc) mẹ tôi là người đưa đơn nhờ tòa giải quyết giúp.bản thân tôi cho tặng di sản cho mẹ thì tôi và mẹ tôi có phải chịu phí thêm không.xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuyanh1989 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2020)