Chào bạn!
Trước hết xin chân thành gửi lời chia buồn đến gia đình người quen của bạn.
Từ những thông tin chưa đầy đủ mà bạn cung cấp, tôi xin có ý kiến như sau:
- Đối với một vụ TNGT xảy ra hậu quả nghiêm trọng (thương tích 31% trở lên, trong trường hợp này là chết người) thì việc xác định có hay không có trách nhiệm hình sự phải dựa vào nguyên nhân chính (lỗi chính) xảy ra vụ tai nạn đó. Đối với trường hợp bạn nêu, dù chưa cụ thể nhưng thường thì những trường hợp như vậy rơi vào dạng "lỗi hỗn hợp".
- Lỗi của người đi xe mô tô: (do bạn đề cập đến GPLX nên tôi đoán xe máy mà bạnnois là xe mô tô có dung tích trên 50 cm3)
+ Không có GPLX;
+ Có sử dụng rượu bia (nhưng khó thể chứng minh được nồng độ cồn trong máu, hơi thở có vượt quá hay không? muốn chứng minh được rất phức tạp)
+ Chạy quá tốc độ (như mô tả của bạn, giả thiết là chúng minh được)
+ Không thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra tai nạn (chạy khỏi hiện trường)
có thể còn một số lỗi khác....
- Lỗi của người đi bộ đường:
+ Nơi không có vạch qua đường, không có đèn tín hiệu, không thuộc đường dành riêng cho người đi bộ, người đi bộ qua đường có trách nhiệm phải quan sát, đảm bảo an toàn nên có thể nhận định do thiếu quan sát, cho nên không nhìn thấy, nghe thấy xe của anh thanh niên đi xe máy.
+ Nơi va chạm nằm trên phần đường bên phải theo hướng đi của xe mô tô, phần đường xe mô tô. Thông thường đây được xe là lỗi chính để xảy ra tai nạn trong các vụ TNGT.
- Do vậy, với tính chất lỗi hỗn hợp như trên, rất khó để xác định và quy lỗi chính gây tai nạn cho người điều khiển xe mô tô. Các lỗi của anh ta nếu chứng minh được cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.
- Tuy nhiên, các tình tiết, hồ sơ trong vụ việc cụ thể mà bạn đã nêu có thể chứa nhiều thông tin khác có ý nghĩa chứng minh đối với vụ việc, từ đó có thể xác định chính xác hơn nguyên nhân tai nạn và trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan. Theo tôi, nên tìm cách tiếp cận hồ sơ để có nhận định tốt hơn, người quen của bạn có thể yêu cầu Cơ quan CSĐT cung cấp thông tin liên quan, khiếu nại đến VKS cùng cấp, CQCSĐT cấp trên để xem xét vụ việc.
- Nếu chứng minh được yếu tố lỗi của anh thanh niên điều khiển xe mô tô là lỗi chính gây tai nạn thì nhiều khả năng sẽ rơi vào khoảng 2 Điều 202 BLHS với tình tiết " Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;" "Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;" (tình tiết "Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;" thì luật sư của bị can, bị cáo sẽ cãi nhiều tại tòa vì thời điểm xảy ra tai nạn không có dụng cụ đo, kiểm tra được).
Ngoài ra còn xem xét ai là chủ, hoặc người quản lý hợp pháp phương tiện anh ta đã sử dụng (xe mô tô), có việc giao , mượn.. hay không? ý thức chủ quan của người chủ, người quản lý xe mô tô về điều kiện điều khiển của anh ta nếu có việc giao nhận đó để xem xét trách nhiêm hình sự về tội
Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đôi lời chia sẻ cùng bạn. Chào bạn.