Nhờ hỗ trợ về xác định tội buôn lậu

Chủ đề   RSS   
  • #553614 30/07/2020

    s182.1

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2020
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Nhờ hỗ trợ về xác định tội buôn lậu

    Có một tượng cố ý thực hiện hành vi buôn lậu (rượu XO) qua biên giới, nhưng sau khi bị phát hiện và bắt tại khu vực biên giới, đưa số rượu đi giám định lại là rượu giả. Vậy có phạm tội buôn lậu không?(khi mà khách thể của tội buôn lậu là hàng hóa chứ ko phải là hàng giả.
     
    Hi vọng nhận được ý kiến đóng góp của các Luật sư.
     
    741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553842   31/07/2020

    Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật

    Tội buôn lậu được quy định tại điều 188  Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:

    Điều 188. Tội buôn lậu

    1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    h) Phạm tội 02 lần trở lên;

    i) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

    a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

    c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

     

    a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

    d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

    Như vậy, trong trường hợp này khi rượu chuyển qua biên giới bị bắt lại thì đã  thỏa mãn cấu thành tội buôn lậu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553993   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1361)
    Số điểm: 11646
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 205 lần


    Hàng giả, hàng nhái được làm giả theo nhiều hình thức khác nhau trong đó có 4 loại cơ bản gồm:

    - Giả về chất lượng và công dụng: Là những loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.

    - Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Đây là dạng làm giả hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương hiệu khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn và bao bì sản phẩm.

    - Giả mạo về sở hữu trí tuệ: Là tình trạng hàng hóa bị nhưng gắn nhãn trùng với sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp. Những dấu hiệu này trùng hoặc khó phân với với sản phẩm hãng, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp. Hàng hóa sao chép lậu không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

    - Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa: Bao gồm việc làm giả các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống hàng giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ doanh nghiệp, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
     

    Nếu như lô hàng đang bị bắt giữ là rượu thì nó vẫn đảm bảo thuộc tính sử dụng và thuộc tính giá trị (tức vẫn sử dụng để uống, và rượu này vẫn bán được, quy đổi ra giá trị được). Theo đó, nó vẫn được xem là hàng hóa, chỉ là thuộc tính sử dụng và thuộc tính giá trị này không bằng so phải rượu XO thật.
    Theo quan điểm của mình thì người có hành vi vi phạm mà bạn nêu vẫn bị truy tố theo tội buôn lậu.

     

     
    Báo quản trị |