nhờ giúp luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #179441 18/04/2012

    trantrungthong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    nhờ giúp luật hình sự

    nhờ các bác giúp em tý ,em tìm ko có tài liệu .xin cảm ơn  các bác đã chỉ bảo .
    nghiên cứu so sánh chế định án treo trong luật hình sự việt nam với 1 số nước.
     
    2901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #179547   19/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Trước đây khi học chuyên đề về luật hình sự Đức, bọn mình có so sánh chế định án treo của 2 nước. Mình post lên cho bạn tham khao.
    Giống nhau:

              + Một người chỉ được hưởng án treo khi đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định đó là về mức hình phạt tù đã tuyên, và có nhân thân tốt.

              + Thời gian thử thách của án treo là không quá 5 năm.

              + Đều có các quy định áp đặt cho người được hưởng án treo để có thể ngăn chặn họ phạm tội mới.

              + Đều có quy định về cử người trợ giúp thử thách.

              + Khi hết thời hạn thử thách, nếu người được hưởng án treo không bị buộc phải chấp hành hình phạt tù thì sẽ không phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên trước đó.

    Khác nhau:

              + Về điều kiện thử thách:

              LHS Đức quy định điều kiện đầu tiên để có thể được hưởng án treo là mức phạt tù từ 1 năm trở xuống (đối với hình phạt tù không quá 2 năm thì cũng có thể được áp dụng án treo), trong khi đó LHS VN quy định mức phạt tù có thể được hưởng án treo là 3 năm (Cao hơn so với LHS Đức) à Diện được hưởng án treo của VN rộng hơn.

              ĐK thứ 2: LHS Đức quy định mang tính định hướng về việc khi xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo thì phải xem xét đến yếu tố nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, trong đó có chú trọng tới việc bồi thường thiệt hại của bị cáo và có cơ sở tin rằng sự tuyên án có tác dụng và người phạm tội không phạm tội mới dù không bị thi hành án.

                       LHS VN lại quy định cụ thể hơn là có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, nếu có tình tiết tăng nặng thì tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ từ 2 tình tiết trở nên. và thuộc trường hợp không cần thiết  phải bắt chấp hành hình phạt tù.

    à Có thể thấy, LHS VN quy định rất nhiều điều kiện nhỏ nhưng Tính định hướng, tính xác định chưa rõ ràng – BLHS Đức quy định chung nhưng rất cụ thể, rất rõ ràng, điều đó sẽ giúp Thẩm phán cân nhắc các tình tiết cụ thể một cách kĩ càng hơn và trách nhiệm của người thẩm phán cũng được đề cao hơn.

              + Thời gian thử thách:

                        LHS Đức quy định thời gian thử thách thấp nhất là 2 năm và cao nhất là 5 năm. Tùy từng trường hợp mà tòa án có thể quyết định thời gian thử thách từ 2 tới 5 năm.

                       Trong khi đó, LHS VN lại quy định Thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù nhưng không dưới 1 năm và không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể ấn định thời gian ngắn hơn nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    à Quy định theo LHS VN mang tính chất cứng, cho thấy vai trò của Tòa án không được đề cao, phần lớn vẫn theo một khuôn chuẩn nhất định, làm cho tính linh hoạt trong xét xử bị hạn chế.

              + Nghĩa vụ cần thiết giao cho người hưởng án treo:

                       Ngoài việc phải khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội, bồi thường thiệt hại thì theo quy định của LHS Đức người được hưởng án treo có thể phải nộp tiền vào công quỹ hoặc cho cơ sở phục vụ hoạt động công cộng, nộp tiền vào cho Nhà nước hoặc có các đóng góp công ích khác (lao động công ích)...

                       Theo LHS VN thì người phạm tội ngoài việc có thể phải chịu hình phạt bổ sung và bồi thường thiệt hại thì không có các quy định về việc liên quan tới các đóng góp công ích trên.

              + Các quy định áp đặt cho người được hưởng án treo để ngăn chặn họ phạm tội mới:

                       Theo LHS Đức thì người được hưởng án treo phải trình diện trước tòa hay cơ quan khác theo định kì; bị cấm tàng trữ hay mang những đồ vật nhất định; Không được giao du với những người hoặc nhóm người nhất định... Ngoài ra còn có các chỉ thị khác (nếu người phạm tội đồng ý) như: chữa bệnh bắt buộc, vào sống ở trong một ký túc xá.

                       Theo LHS VN thì người được hưởng án treo hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, và khi đã hết thời gian thử thách; Nếu đi khỏi nơi cư trú thì phải xin phép bằng văn bản với người giám sát đồng thời báo cho công an khu vực, trưởng tổ dân phố biết...

    à Quy định điều kiện sau tuyên án trong LHS Đức rất rõ ràng, rất cần thiết. VN thì không rõ, không tác dụng, không cụ thể.

              + Cử người trợ giúp thử thách:

                       LHS Đức: Nếu người được hưởng án treo chưa đủ 27 tuổi và hình phạt tự do của họ là trên 9 tháng thì tòa án có thể cử người trợ giúp trong thời gian thử thách. Người trợ giúp chỉ bảo, theo dõi người bị kết án thực hiện các nghĩa vụ sau kết án và báo cáo với tòa án. Họ có quyền chỉ thị người bị kết án.

                       LHS VN: trong thời gian thử thách, tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục đó.

    à LHS Đức quy định rất rõ về vấn đề cử người trợ giúp, nhưng VN thì quy định rất chung chung, thiếu tính thực thi.

              + Hủy bỏ hình phạt:

              LHS Đức: Hết thời gian thử thách mà người phạm tội không phạm tội mới trong thời gian thử thách, tuân thủ các quy định về các nghĩa vụ phải thực hiện, thanh toán các khoản phạt đầy đủ thì sẽ được hủy bỏ hình phạt.

              LHS VN: hết thời gian thử thách mà người phạm tội không phạm tội mới thì được miễn chấp hành hình phạt tù đã tuyên trước đó.

    à LHS Đức quy định cụ thể, nghiêm ngặt hơn quy định của LHS VN.

              + Án treo cho trường hợp đang chấp hành án:

              LHS Đức quy định Án treo cho trường hợp đang chấp hành hình phạt tự do có thời hạn và Án treo cho trường hợp đang chấp hành hình phạt tự do suốt đời.

              Quy định này của LHS VN tương đương đó là quy định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

    à Đây là cách rất hay, vừa giảm bớt quá tải của nhà tù, nhưng vừa có phương pháp áp chế họ không phạm tội mới. Vì ở VN thì khi họ được giảm, miễn thời hạn chấp hành hình phạt thì họ không bị đe dọa gì nữa của pháp luật nên ở VN rất nhiều trường hợp phạm tội lại.

              + Giảm thời gian thử thách:

              LHS VN quy định: Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, và có sự đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, giám sát thì có thể được xét giảm thời gian thử thách.

              LHS Đức không có quy định này.
    Bảng so sánh sự khác nhau:

    Tiêu chí

    Luật HS Đức

    LHS Việt Nam

    Khái niệm

    Là dừng thi hành án phạt tự do để thử thách

    Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện

    Điều kiện hưởng án treo

    + Hình phạt đã tuyên là hình phạt tự do từ 1 năm trở xuống. (Hình phạt tù không quá 2 năm cũng có thể được áp dụng án treo nếu xét đến nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, trong đó chú ý tới việc bồi thường thiệt hại của bị cáo.

    (Khi hình phạt tù thấp nhất 6 tháng thì không áp dụng án treo nếu luật sư bào chữa yêu cầu).

    + Có cơ sở để tin sự tuyên án đã có tác dụng và người bị kết án sẽ không phạm tội mới dù không bị thi hành án

    Áp dụng hạn chế.

    + mức phạt tù: không quá 3 năm, không phân biệt tội gì.

    + Về nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự.

    + Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 1999. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    + Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù.

    (.BLHS VN quy định rất nhiều điều kiện nhỏ nhưng Tính định hướng, tính xác định chưa rõ ràng – BLHS Đức quy định chung nhưng rất cụ thể, rất rõ ràng. BLHS Đức quy định như vậy sẽ giúp Thẩm phán cân nhắc các tình tiết cụ thể

    Thời gian thử thách

    Từ 2 năm đến 5 năm

    Thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù nhưng không dưới 1 năm và không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể ấn định thời gian ngắn hơn nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    Nghĩa vụ cần thiết giao cho người hưởng án treo

    + Bằng khả năng của mình khắc phục hậu quả đã gây ra.

    + Nộp tiền vào công quỹ hoặc cho cơ sở phục vụ hoạt động công cộng.

    + Các đóng góp công ích khác...

    Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có)

    Các quy định có thể áp đặt cho người được hưởng án treo để họ không phạm tội lại

    + Trình diện trước tòa hay cơ quan khác theo định kì.

    + Cấm tàng trữ hay mang những đồ vật nhất định.

    + Không giao du với những người hoặc nhóm người nhất định.

    Quy định điều kiện sau tuyên án rất rõ ràng, rất cần thiết. VN thì không rõ, không tác dụng, không cụ thể.

    + Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

    + Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, và khi đã hết thời gian thử thách.

    + Nếu đi khỏi nơi cư trú thì phải xin phép bằng văn bản với người giám sát đồng thời báo cho công an khu vực, trưởng tổ dân phố biết.

    Cử người trợ giúp thử thách

    Nếu người được hưởng án treo chưa đủ 27 tuổi và hình phạt tự do của họ là trên 9 tháng thì tòa án có thể cử người trợ giúp trong thời gian thử thách.

    Quy định rất rõ, nhưng VN quy định rất chung chung.

    + trong thời gian thử thách, tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục đó.

    Hủy bỏ hình phạt

    Hết thời gian thử thách mà tòa án không phải ra quyết định hủy bỏ án treo thì tòa án ra quyết định hủy bỏ hình phạt.

    + Hết thời gian thử thách mà không phạm tội mới thì họ được miễn chấp hành hình phạt tù đã hưởng trước đây.

    Án treo cho trường hợp đang chấp hành án

    + Án treo cho trường hợp đang chấp hành hình phạt tự do có thời hạn.

    + Án treo cho trường hợp đang chấp hành hình phạt tự do suốt đời.

    Đây là cách rất hay, vừa giảm bớt quá tải của nhà tù, nhưng vừa có phương pháp áp chế họ không phạm tội mới. Vì ở VN thì khi họ được giảm, miễn thời hạn chấp hành hình phạt thì họ không bị đe dọa gì nữa của pháp luật nên ở VN rất nhiều trường hợp phạm tội lại.

    Quy định này tương đương với quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Lập công lớn)

    Xét giảm thời gian thử thách

    Không có

    Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, và có sự đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, giám sát thì có thể được xét giảm thời gian thử thách.


    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 19/04/2012 08:34:13 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    trantrungthong (20/04/2012)