Nhờ các bác định tội giúp hành vi này!

Chủ đề   RSS   
  • #257785 26/04/2013

    phanletho

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhờ các bác định tội giúp hành vi này!

    Đây là một tình huống có thật xảy ra tại Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mình làm điều tra nhưng cũng hơi phân vân không biết hành vi này cấu thành tội nào, mong các bạn chỉ giáo. Hành vi như sau:

    Có ba người tên A, B, C là bạn của nhau. Trong đó, C là bạn của một người khác tên D. Thấy D vừa mua chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3 mới nên C bàn với A và B chiếm đoạt điện thoại của D. Cả ba bàn bạc và thống nhất như sau: C sẽ tạo một tình huống để D đi xe chở C rồi C ngồi phía sau mượn điện thoại của D để gọi, khi C cầm điện thoại gọi thì A và B sẽ điều khiển xe máy vượt lên cướp giật điện thoại rồi bỏ chạy.

    Bàn bạc thống nhất xong, C tạo cớ để D chở C rồi C mượn điện thoại Samsung Galaxy S3 của D để gọi điện như đã bàn. Sau đó, A và B điều khiển xe chạy vượt lên cướp giật điện thoại S3 mà C đang cầm trên tay rồi bỏ chạy. Nhưng không may cho A và B, khi bị giật điện thoại thì D đã kịp nhìn thấy biển số xe máy mà A và B điều khiển rồi đến cơ quan công an trình báo. Công an Tp Nha Trang đã tiếp nhận và thụ lý điều tra vụ án nêu trên.

    Thật sự tôi rất phân vân hành vi nêu trên phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Cướp giật tài sản. Mong các bạn dân luật giúp đỡ tôi định tội danh trong trường hợp này. (Mong các bạn phân tích cụ thể để tôi được sáng tỏ). Xin chân thành cảm ơn!

    phanle!

     
    8565 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #257802   26/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Chào bạn!

    Tui không phân tích được, vì chưa rõ ra sao nhưng quan điểm của tui, đây là tội lừa đảo; không có cướp hay cướp giật gì cả.

    Thân./.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #257850   26/04/2013
    Được đánh dấu trả lời

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Theo tôi thì trong TH này chỉ cttp tội cướp giật tài sản.Bởi pháp luật hình sự Việt Nam chỉ thừa nhận một người phạm tội cướp giật tài sản khi mà người đó đã có hành vi phạm tội và hành vi đó thỏa mãn,thể hiện đầy đủ các yếu tố CTTP của tội này.Chẳng qua là trong TH này có sự bàn bạc và cùng thực hiện nên A,B,C sẽ là đồng phạm mà thôi.

    Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai.

    Chủ thể của tội phạm đã lợi dụng sơ hở của chủ tài sản đã nhanh chóng tiếp cận và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản sau đó đã nhanh chóng tẩu thoát,hành động này diễn ra một cách công khai,không có ý định che giấu của chủ thể.

    Do có sự bàn bạc cụ thể và tỉ mỉ nên TH này A,B,C là đồng phạm.

    Nó khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhé.Nếu như trong tội cướp giật tài sản có sử dụng vũ lực,dấu hiệu nhanh chóng chiếm đoạt tài sản thì đối với tội lừa đảo chỉ là chủ thể đã lợi dụng,lừa gạt chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản,nó không hề có vũ lực mà chủ thể cũng không thể biết được hành vi đó khi có hành vi đó xảy ra.

    Kể cả trong TH này C có giả vờ mượn tài sản của D sau đó trốn không trả thì cũng chỉ phạm tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản thôi nhé.

    Mọi hành vi bàn bạc trước đó chỉ là yếu tố để xác định tính chất đồng phạm không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh.

    Thân ái

     

     

     

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    hocluat_gB776010 (26/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013) anhdv352 (28/04/2013) phanletho (27/04/2013)
  • #257900   26/04/2013

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Mình đồng ý với NguyenKhanhChinh!

    Theo mình trong trường hợp này cả A, B, C là đồng phạm trong tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

    Giữa A, B, C đã có sự bàn bạc chuẩn bị từ trước, cả 3 đều đã biết việc D có tài sản, gian dối thực hiện các hành vi như mượn tài sản, rồi cướp lấy tài sản để hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản của mình. Hành vi phạm tội hoàn thành từ thời điểm "C tạo cớ mượn điện thoại của D để gọi điện". Việc tạo cớ để mượn điện thoại của D là đã có mục đích từ trước, D vì bị C lừa dối mà giao nhầm tài sản cho C.

    Hành vi cướp giật điện thoại của A, B từ tay C chỉ là hình thức để C che giấu hành vi của mình nhằm qua mặt D mà thôi.

    Không thể định tội ở đây là "cướp" hay "cướp giật tài sản" được, bởi vì tội phạm này đặc trưng bởi tính "công khai", "nhanh chóng". Nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát. Trong khi đó hành vi của C không mang những tính chất trên, mặt khác việc "cướp giật tài sản" của A, B ở đây là từ tay C - đồng phạm của A, B chứ không phải từ D - bị hại. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (28/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013)
  • #257904   27/04/2013

    tuantobe
    tuantobe

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2011
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào bạn.

    Theo mình: Đây là Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. vì C đã tạo thông tin giả (mượn đt để gọi) khiến D đưa tài sản cho C và từ đó A B lấy tài sản, bản thân tội này thì trước khi thực hiện hanfnh vi phạm tội, người phạm tội đã có ý định phạm tội từ trước ( A B C đã bàn bạc dựng tình huống để chiếm đoạt tài sản). A B là người thực hành, C là người tổ chức ( chủ mưu và chỉ huy).

    Còn nếu xét theo tội cướp tài sản thì A B phải là người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng tai sản từ chính D đang nắm giữ, chứ không phải là C đang năm giữ trong tình huống này.

    Thân!

    Nguyễn Văn Tuân

    SĐT: 096.653.9886

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tuantobe vì bài viết hữu ích
    hanghell (27/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013)
  • #257905   27/04/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    @  Chị Hằng he

    Em có một số quan điểm khác chị

    1/.Theo chị thì

    ''Giữa A, B, C đã có sự bàn bạc chuẩn bị từ trước, cả 3 đều đã biết việc D có tài sản, gian dối thực hiện các hành vi như mượn tài sản, rồi cướp lấy tài sản để hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản của mình. Hành vi phạm tội hoàn thành từ thời điểm "C tạo cớ mượn điện thoại của D để gọi điện". Việc tạo cớ để mượn điện thoại của D là đã có mục đích từ trước, D vì bị C lừa dối mà giao nhầm tài sản cho C.

    Hành vi cướp giật điện thoại của A, B từ tay C chỉ là hình thức để C che giấu hành vi của mình nhằm qua mặt D mà thôi.''

    Như vậy là chị mặc nhiên coi tội này có mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc và chị xác định tội phạm hoàn thành kể từ khi C đang chiếm hữu.Tuy nhiên thực chất thì tài sản nó vẫn đang trong phạm vi quản lý của D,được sự đồng ý của D.Tức là D cho phép C chiếm hữu hợp pháp tài sản này,như vậy đây vẫn là chiếm hữu hợp pháp và được pháp luật cho phép.

    Đối với trường hợp này thực chất hành vi của C mới thể hiện ở trong ý chí,tài sản vẫn đang trong phạm vi có thể quản lý  của D.Thế nên lúc này làm sao có thể cttp lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chứ?.

    2/.Như chị phân tích thì:

    ''Không thể định tội ở đây là "cướp" hay "cướp giật tài sản" được, bởi vì tội phạm này đặc trưng bởi tính "công khai", "nhanh chóng". Nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát. Trong khi đó hành vi của C không mang những tính chất trên, mặt khác việc "cướp giật tài sản" của A, B ở đây là từ tay C - đồng phạm của A, B chứ không phải từ D - bị hại. ''

    Chỗ này chị nhầm thì phải,bởi trong tội về chiếm đoạt tài sản thì chỉ cần cướp giật tài sản từ người đang chiếm hữu đã là phạm tội rồi chứ không phải bắt buộc phải từ tay của chủ sở hữu.

    Em lấy một ví dụ
    A ăn cắp được 1 cái điện thoại của B, sau đó đang đi trên đường thì bị C cướp mất.

    Trong TH này thì C vẫn bị tuy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật.

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    hanghell (27/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013) phanletho (27/04/2013)
  • #257916   27/04/2013

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn Longquochan! Tối qua overnight trên DL luôn hả?

    longquochan viết:

    @  Chị Hằng he

    Em có một số quan điểm khác chị

    1/.Theo chị thì

    ''Giữa A, B, C đã có sự bàn bạc chuẩn bị từ trước, cả 3 đều đã biết việc D có tài sản, gian dối thực hiện các hành vi như mượn tài sản, rồi cướp lấy tài sản để hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản của mình. Hành vi phạm tội hoàn thành từ thời điểm "C tạo cớ mượn điện thoại của D để gọi điện". Việc tạo cớ để mượn điện thoại của D là đã có mục đích từ trước, D vì bị C lừa dối mà giao nhầm tài sản cho C.

    Hành vi cướp giật điện thoại của A, B từ tay C chỉ là hình thức để C che giấu hành vi của mình nhằm qua mặt D mà thôi.''

    Như vậy là chị mặc nhiên coi tội này có mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc và chị xác định tội phạm hoàn thành kể từ khi C đang chiếm hữu.Tuy nhiên thực chất thì tài sản nó vẫn đang trong phạm vi quản lý của D,được sự đồng ý của D.Tức là D cho phép C chiếm hữu hợp pháp tài sản này, như vậy đây vẫn là chiếm hữu hợp pháp và được pháp luật cho phép.

    Đối với trường hợp này thực chất hành vi của C mới thể hiện ở trong ý chí,tài sản vẫn đang trong phạm vi có thể quản lý  của D.Thế nên lúc này làm sao có thể cttp lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chứ?.

    Ở đây mình đã phân tích về hành vi "bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất từ trước" của A, B,C về việc chiếm đoạt tài sản của D rồi nhé. Việc C rủ D cùng đi 1 chiếc xe, để D cầm lái, và C mượn điện thoại của D chính là 1 chuỗi các hành động "cố ý" lừa đảo của C nhằm mục đích là đã D giao điện thoại cho C và tạo điều kiện cho việc A, B tẩu tán tài sản bằng cách cướp tài sản. Mình nhấn mạnh hành vi của C ở đây là "cố ý, tạo cớ" để D giao điện thoại cho mình chứ không phải D giao tài sản cho C một cách "ngẫu nhiên" vì vậy hành vi phạm tội của C ở đây đã cấu thành và hoàn thành từ thời điểm C chiếm hữu được cái điện thoại rồi. 

    Cho nên theo mình không thể khẳng định việc chiếm hữu của C là hợp pháp được.

    longquochan viết:

    2/.Như chị phân tích thì:

    ''Không thể định tội ở đây là "cướp" hay "cướp giật tài sản" được, bởi vì tội phạm này đặc trưng bởi tính "công khai", "nhanh chóng". Nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát. Trong khi đó hành vi của C không mang những tính chất trên, mặt khác việc "cướp giật tài sản" của A, B ở đây là từ tay C - đồng phạm của A, B chứ không phải từ D - bị hại. ''

    Chỗ này chị nhầm thì phải,bởi trong tội về chiếm đoạt tài sản thì chỉ cần cướp giật tài sản từ người đang chiếm hữu đã là phạm tội rồi chứ không phải bắt buộc phải từ tay của chủ sở hữu.

    Em lấy một ví dụ
    A ăn cắp được 1 cái điện thoại của B, sau đó đang đi trên đường thì bị C cướp mất.

    Trong TH này thì C vẫn bị tuy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật.

     

     

    Ví dụ của bạn tất nhiên hành vi đó có thể truy cứu hình sự về tội cướp giật. 

    Nhưng trong trường hợp này, mình đã nhấn mạnh ở trên  C đã là Đồng phạm của A, B rồi. Nếu như việc mượn điện thoại của C là ngẫu nhiên, không có mục đích từ trước thì tất nhiên ở đây mới có thể định tội "cướp giật tài sản" được.

    @ Tuấn to béo

    Theo mình để xác định vai trò đồng phạm trong trường hợp này thì C mới là người thực hành, A, B là người giúp sức trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc xác định người tổ chức, chủ mưu thì còn phải điều tra thêm lời khai của A, B, C  mới xác định được. 

    Chúc mọi người nghỉ lễ vui vẻ 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (27/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013) phanletho (27/04/2013)
  • #257962   27/04/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Thấy chủ đề này sôi nổi rồi đây. E xin góp tí ngu kiến.

    Quan điểm của e đồng ý với ý kiến của Longquocchan. Đây là tội cướp giật chứ ko phải lừa đảo.

    Sở dĩ có sự tranh luận trên vì thực tế xảy ra 2 hành vi: 1 là hành vi mượn diện thoại của C, 2 là hàng vi nhanh chóng chiếm đoạt của A và C.

    Quan điểm của e là trong 2 là hành vi này, hành vi nào quyết định sự chiếm đoạt tài sản thì sẽ định tội theo hành vi đó. Và ở đây là hành vi của A và B là hành vi quyết định sự chiếm đoạt, quyết định việc D mất quyền sở hữu tài sản. Nếu ko có hành vi của A và B thì sẽ ko thể chiếm đoạt được tài sản của D.

    Tất nhiên cũng sẽ có quan điểm cho rằng hành vi của C mới là quyết định. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hành vi của C thì tài sản chưa mất khỏi sự kiểm soát của D (đúng ko ạ).

    Mặt khác, khi học về 2 tội này có một cái e nhớ là thời điểm mà nạn nhân nhận ra được tài sản của mình bị người khác chiếm đoạt. Với tội cướp giật thì nạn nhân nhận ra ngay, với tội lừa đảo thì thường sau 1 khoảng thời gian nạn nhân mới phát hiện ra.

    Ps: chị Hằng héo: Nếu như định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi giằng lấy điện thoại rồi bỏ chạy của A và B sẽ là hành vi gì trong vấn đền xác định tội và khung hình phạt ạ.

    Tóm lại, quan điểm của e đây là cướp giật, hành vi bàn bạc, mượn điện thoại của C chỉ là thủ đoạn của A B và C để tạo điều kiện chiếm đoạt tài sản. Nếu xác định là cướp giật thì sẽ xác định hành vi bàn bạc của trên là tình tiết định khung "có tổ chức".

    Đôi dòng ngu kiến, hi vọng tiếp tục được xem ý kiến của mọi người

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 27/04/2013 11:53:18 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (28/04/2013) nguyenkhanhchinh (27/04/2013) phanletho (27/04/2013)
  • #257975   27/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Việc chạy xe, mượn điện thoại để gọi, rồi đưa điện thoại cho đồng bọn chạy kế bên tạo một tình huống cướp giật; tất cả chỉ là một quá trình của hành vi lừa đảo thôi.

    Các anh chị em cho rằng đây là tội gì khác ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều không có căn cứ.

    Mình nghĩ thế!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #258041   27/04/2013

    phanletho
    phanletho

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Rất cảm ơn mọi người đã góp ý, thảo luận giúp tôi hiểu rõ thêm bản chất của vấn đề. Trong những ý kiến của mọi người tôi thấy ý kiến của longquochan và kajnodo92 là có lập luận chặt chẽ và chắc chắn nhất. Đặc biệt là đoạn "vì thực tế xảy ra 2 hành vi: 1 là hành vi mượn điện thoại của C, 2 là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt của A và B.Quan điểm của e là trong 2 là hành vi này, hành vi nào quyết định sự chiếm đoạt tài sản thì sẽ định tội theo hành vi đó. Và ở đây là hành vi của A và B là hành vi quyết định sự chiếm đoạt, quyết định việc D mất quyền sở hữu tài sản. Nếu ko có hành vi của A và B thì sẽ ko thể chiếm đoạt được tài sản của D" của bạn kajnodo92.

    Mình sẽ định tội dựa trên quan điểm, lập luận này của hai bạn. Cảm ơn mọi người đã đóng góp ý kiến. Ai còn có cao kiến gì mong đóng góp, thảo luận giúp tôi. Thực tiễn điều tra, xét xử vụ án này ra sao sau này tôi sẽ thông báo cho các bạn biết.

    Chúc mọi người có kì nghỉ 30.4 vui!

    phanle!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanletho vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (28/04/2013)
  • #258080   28/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Nếu tui là người bảo vệ cho các bị cáo, tui sẽ không bị thuyết phục bởi những lập luận này. Các pác đang lấy một giai đoạn giữa chừng trong cả quá trình diễn tiến của những toan tính để định tội là không chính xác. Ở đây cũng không tồn tại dạng chuyển hóa tội phạm, vụ việc chỉ bị phát giác vì người bị hại thấy được biển số xe và cơ quan điều tra đã tìm ra thủ phạm chính là người ngồi sau lưng mượn điện thoại chứ không phải người lấy điện thoại chạy đi.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    tuantobe (29/04/2013)