Nhờ bạn cầm xe giùm mà bạn không đưa lại tiền thì phải làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #611813 22/05/2024

    huynhhieuss

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:22/05/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhờ bạn cầm xe giùm mà bạn không đưa lại tiền thì phải làm gì?

    Cho mình hỏi, Mình có nhờ ông A đi cầm dùm chiếc xe của mình nhưng ông A đã cầm và không mang tiền về cho mình thì trong trường hợp này mình phải xử lý thế nào ạ, và nếu có trình báo lên thì công an có giải quyết trường hợp này không.

     
    213 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhhieuss vì bài viết hữu ích
    huynhhieuss (25/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #611979   25/05/2024

    btrannguyen
    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Nhờ bạn cầm xe giùm mà bạn không đưa lại tiền thì phải làm gì?

    Chào bạn, về vấn đề này bạn có thể tham khảo giải đáp như sau:

    Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau:

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

    Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

    Đồng thời, theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên được ủy quyền bao gồm:

    + Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

    + Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

    + Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

    + Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

    + Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    + Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

    Theo Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền của bên ủy quyền bao gồm:

    + Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

    + Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    + Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.

    Theo đó, trường hợp của bạn: Nếu hết thời hạn uỷ quyền mà người được uỷ quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình và đưa số tiền nhận được do cầm cố tài sản hoặc đưa lại tài sản (nếu không cầm cố được) thì người uỷ quyền có quyền yêu cầu người đó trả lại tiền và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Nếu người được uỷ quyền vẫn không trả thì người được uỷ quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người đó sinh sống. Tuy nhiên cần lưu ý theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Đồng thời, nếu người được uỷ quyền cầm cố tài sản không trả số tiền thu được từ việc cầm cố tài sản mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Xem thêm chi tiết tại bài viết: Uỷ quyền cho người khác cầm cố tài sản nhưng không lấy được tiền phải làm sao?

     
    Báo quản trị |