Nhiều trẻ vị thành niên phạm pháp do chưa hiểu luật

Chủ đề   RSS   
  • #152225 02/12/2011

    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Nhiều trẻ vị thành niên phạm pháp do chưa hiểu luật

    Nhiều trẻ vị thành niên phạm pháp do chưa hiểu luật
    #cccccc;float:left;" src="http://www.doisongphapluat.com.vn/Uploaded/quandspl/ANH%20NAM%202011/ANH%20NHIN%20THANG.jpg" />
    Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh (người thứ 3 từ phải sang) tại lễ ra mắt.

    Ngày 25/11/2011 Hội Luật gia Việt Nam và Tổ chức Plan tại Việt Nam tổ chức lễ ra mắt cuốn truyện tranh "Lỡ bước" và "Vấp ngã". Đây là hai cuốn truyện tranh về giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên trong khuôn khổ dự án "Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng" do nguồn tài chính của tổ chức Plan trong giai đoạn 2006 - 2011. Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh cho biết: "Hai cuốn truyện tranh này góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho trẻ em, phòng chống hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật, đảm bảo quyền của trẻ em trong hoạt động tư pháp".

    Không biết mình đang phạm tội

     

    Một trong những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng nhiều là do chưa hiểu biết về pháp luật. Có nhiều trường hợp các em chỉ nghĩ là một trò đùa mà không hề nhận thức được mình đang phạm tội. Xuất phát từ điều này lần đầu tiên một cuốn truyện tranh mang nội dung giáo dục pháp luật đã ra đời để bổ khuyết cho những thiết sót về kiến thức của trẻ vị thành niên.

    Vấn đề tư pháp người chưa thành niên không chỉ là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, mà còn là mối quan tâm thường xuyên của mỗi gia đình, mỗi tổ chức và toàn xã hội. Tuy nhiên đa số trẻ em vi phạm pháp luật đều hạn chế về những kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức về tư pháp người chưa thành niên nói riêng.

    ông Lê Kinh Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 2, đánh giá rằng: "Hiện nay có nhiều trẻ còn chưa hiểu biết về pháp luật. Nhiều trẻ em phạm tội mà chưa biết rằng mình đang phạm tội...Trường chúng tôi không có con số thống kê cụ thể về số trẻ vị thành niên trong những năm qua tăng lên bao nhiêu. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân nhiều trẻ phạm pháp là do các cháu chưa có kiến thức về pháp luật. Vì thế chúng ta cần phải giáo dục và cung cấp thêm những hiểu biết về pháp luật cho các cháu".

    Từ thực tế trên,  Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Plan tại Việt Nam xây dựng và phát hành 2 ấn phẩm để cung cấp những kiến thức pháp luật cho trẻ vị thành niên. Điều đặc biệt, hai ấn phẩm đó là những cuốn truyện tranh có hình ảnh đẹp và bắt mắt truyền tải những kiến thức về pháp luật. Một cuốn nói về qui trình xử lý hình sự, cuốn còn lại nói về việc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

    ông Sven Coppens, Giám đốc chương trình của tổ chức Plan tại Việt Nam cho rằng: "Hiện có nhiều trẻ em Việt Nam còn chưa hiểu biết về luật. Đó là một trong những nguyên nhân để ra đời hai cuốn sách này. Cuốn sách thân thiện với trẻ em bởi nó được lấy ý kiến của các thầy cô trường giáo dưỡng và của chính những học viên nơi đây. Quá trình xây dựng đã được các học viên góp ý. Các em vừa đọc truyện tranh vừa hiểu biết được quyền hạn và bổn phận của mình tránh nguy cơ vi phạm pháp luật".

     

    Linh hoạt trong cách truyền tải

     

    Phó Chánh văn phòng Hội Luật gia Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huệ, người tham gia biên soạn sách chia sẻ, hai cuốn truyện tranh này được những người biên soạn nghiên cứu rất kỹ. Nó không chỉ chú ý đến mặt luật pháp liên quan đến trẻ vị thành niên mà còn quan tâm đến đặc điểm tâm lý của các cháu ở lứa tuổi này. Cả "Lỡ bước" và "Vấp ngã" đều được sự góp ý của những học viên của các trường giáo dưỡng. Chính tiêu đề "Lỡ bước" là do học sinh Trường Giáo dưỡng số 2 góp ý.

    ông Huệ cũng cho rằng nếu truyền tải kiến thức pháp luật như quy định thì sẽ rất khô cứng và trẻ vị thành niên sẽ khó tiếp cận. Tuy nhiên truyền tải bằng các câu truyện tranh thì các em sẽ dễ dàng tiếp cận hơn nhiều.

    Cũng đánh giá khá cao, ông Lê Kim Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 2 cho rằng, việc truyền đạt những kiến thức pháp luật khô cứng qua hình thức truyện tranh là hoàn toàn khả thi. Hai cuốn này đã có nghiên cứu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi để có hình ảnh phù hợp, hấp dẫn.

    Mảng giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông hiện nay còn hạn chế. Vì vậy ông Thanh cho rằng nên đưa nhiều kiến thức về pháp luật vào trong giáo dục ở trường phổ thông. Tuy cần thiết nhưng cũng phải lựa chọn những nội dung pháp luật cho phù hợp với từng lứa tuổi. Có thể càng cấp học càng cao thì lượng kiến thức pháp luật đưa vào nhiều hơn. Bên cạnh đó cần giáo dục trẻ em sống đúng pháp luật bằng nhiều hình thức trên mọi phương diện của cuộc sống. Có nâng cao hiểu biết của học sinh thì mới giảm được trẻ vị thành niên gây án.

    ông cũng cho biết, với những trẻ vị thành niên đã phạm pháp,  Trường Giáo dưỡng số 2 cũng tự soạn thảo những giáo án luật liên quan đến trẻ em để giáo dục giải thích cho các cháu hiểu. Khi hiểu biết rồi, trẻ vị thành niên sẽ tự liên hệ với những việc làm trước đây của mình và rồi tự điều chỉnh mình.

     

    Góp phần tăng sự hiểu biết pháp luật

     

    Thông qua  những hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong thực tế, hai cuốn truyện tranh đã tóm tắt quy trình tố tụng hình sự và xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên một cách hấp dẫn, dễ hiểu. Nó giúp các em nắm rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, xử lý vi phạm hành chính cũng như các quy định liên quan đến tư pháp với người chưa thành niên. Cuốn truyện tranh này góp phần làm tăng sự hiểu biết pháp luật từ đó giảm nguy cơ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết. Cuốn truỵện tranh đặc biệt này được thực hiện với sự hợp tác của Tổng cục VIII (Bộ Công an), Cục bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), 4 trường giáo dưỡng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai, Nam Định.

    (sưu tầm)


    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    5847 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    chienthangbk (02/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #152308   02/12/2011

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội hiện nay ngày càng gia tăng có lẽ chúng ta cần đặt câu hỏi về nền giáo dục của chúng ta phải chăng có vấn đề? nếu chúng ta sớm đưa giáo dục pháp luật (đặc biệt là pháp luật hình sự) như là môn học bắt buộc từ các cấp trung học cơ sở thì có lẽ mỗi học sinh, sinh viên sẽ có nhận thực tốt hơn về pháp luật và tội phạm.
    Nếu trẻ vị thành niên nhận thức được rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì có lẽ tỷ lệ phạm tội sẽ được giảm đáng kể và sẽ có ít hơn những cảnh oan nghiệt.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuthuc vì bài viết hữu ích
    chienthangbk (02/12/2011) buigiabaoviet (01/09/2012)
  • #152366   03/12/2011

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Hi tôi đồng tình với quan điểm của luật sư đồng nghiệp, mình cũng bổ sung thêm có lẽ một phần cũng xuất phát từ môi trường xã hội và môi trường gia đình nữa, việc này cần làm tổng thể, lâu dài không thể nóng vội được.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #152654   04/12/2011

    richer266
    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    Mình đồng ý và mình nghĩ rằng nên coi luật như là bạn đời hàng ngày của mình. Để làm được điều đó thì mình nghĩ DÂN LUẬT là một địa chỉ tin cậy để mang luật đến gần với mọi người hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #571944   31/05/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trường hợp này là khó tránh khỏi. Thậm chí người trưởng thành tự nhân thức được hành vi vi phạm và biết luật cấm mà vẫn tự lao vào vòng lao lý. Vậy nên việc khổ cập giáo dục, quy định của pháp luật đến các em là rất cần thiết ngay từ khi còn đi học cấp 2. Thậm chí ở cấp 1 cũng đã nên cho trẻ biết những gì chúng không được làm

     
     
    Báo quản trị |  
  • #571966   01/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Gia đình cần chú ý đến con em mình hơn, để con em mình hiểu rõ hơn về luật pháp cũng như những việc gì sẽ là sai, việc gì là đúng để các em hiểu rõ hơn và tránh con đường phạm tội. Để không ảnh hưởng đến tương lai của các em cũng như gia đình và xã hộiGia đình cần chú ý đến con em mình hơn, để con em mình hiểu rõ hơn về luật pháp cũng như những việc gì sẽ là sai, việc gì là đúng để các em hiểu rõ hơn và tránh con đường phạm tội. Để không ảnh hưởng đến tương lai của các em cũng như gia đình và xã hội

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572736   26/06/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Có một số bạn đang nhỏ tuổi, cấp 2 cấp 3 đã thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp tài sản, đua xe hay vi phạm hành chính về giao thông. Khi được hỏi thì các bạn lại nói mình không biết. Bởi vậy nhà trường và phụ huynh cũng nên chia sẽ, có những chuyên đề về pháp luật nhiều hơn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #573024   29/06/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1324)
    Số điểm: 10477
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 194 lần


    Nhiều khi người trưởng thành cũng không biết mình đang vi phạm pháp luật hướng chi trẻ em. Việc đưa pháp luật vào chương trình học vào các buổi chia sẻ là điều cần thiết ít nhất khi học hết cấp 2 các em cũng biết được việc nào nên làm, việc nào không nên làm, hành vi nào vi phạm pháp luật và độ tuổi các em vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào. Đừng để những giọt nước mắt rơi quá muộn màng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573033   29/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (872)
    Số điểm: 7492
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 136 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, qua đó có thể thấy tầm quan trọng của sự giáo dục từ gia đình và nhà trường để giúp trẻ em nhận thức về pháp luật , giáo dục công dân là bộ môn cần có để các em tiếp cận với pháp luật và biết thế nào là hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật, tuy cần đổi cách truyền tải thông tin đến các em một cách gần gũi và sinh động hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #579149   31/12/2021

    Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật ngày càng tăng. Một phần đến từ sự nông nổi của tuổi trẻ, một phần do sự phổ biến và tuyên truyền chưa tốt. Chúng ta cần có nhiều hơn những buổi tuyên truyền pháp luật, đưa những tình huống thực tế để các em dễ tiếp cận và nắm rõ những quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |