Nhiều thay đổi về thuế liên quan đến doanh nghiệp áp dụng từ 01/01/2017

Chủ đề   RSS   
  • #435900 14/09/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nhiều thay đổi về thuế liên quan đến doanh nghiệp áp dụng từ 01/01/2017

    Nhằm triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trong bối cảnh đất nước đang tham gia vào Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do FTA, Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn tất Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định về thuế để trình Chính phủ ban hành trong năm nay và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2017.

    Thay đổi về thuế liên quan đến doanh nghiệp áp dụng từ 01/01/2017

    Kết cấu nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định về thuế gồm:

    Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

    Điều 2: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

    Điều 3: Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng

    Điều 4: Hiệu lực thi hành

    Chi tiết các nội dung của Dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định về thuế như sau:

    Nội dung sửa đổi

    Nghị định về thuế

    Dự thảo Nghị định

    Xác định hoạt động chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi về thuế

    (sửa đổi Khoản 1 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điếu 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

    Thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

    Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được miễn thuế theo quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập từ chế biến, chế tạo sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hợp tác xã, doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với các khâu chế biến, chế tạo khác để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế tại Khoản này. Trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập được miễn thuế được xác định theo tỷ lệ giữa chi phí của hoạt động được miễn thuế với tổng chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở trong kỳ tính thuế.

    Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế tại Khoản này và tại Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định này được xác định căn cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp quy định tại Khoản này và tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn.

    Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
    - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
    - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

    Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

    Thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

    Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp quy định tại khoản này và tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn.

    Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.

    - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

    Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản quy định tại Nghị định này không bao gồm thu nhập từ thu mua nguyên liệu nông sản, thủy sản và thực hiện sơ chế thông thường (làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác), chưa chế biến thành sản phẩm khác.

    Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này.

    Về khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối; chi hoạt động nâng cao năng lực, tư vẫn hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp

    (sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:

    - Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

    - Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:

    - Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

    - Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thực hiện trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế trong năm tính thuế)doanh nghiệp có hóa đơn, chứng theo quy định như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

    - Khoản chi cho các hoạt động nâng cao năng lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp.

    Về khoản chi đóng quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động

    (sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP)

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:

    c) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:

    c) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng. Đối với khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là phần chi vượt mức theo tỷ lệ sau đây:

    - 10% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn dưới 6 tháng;

    - 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm;

    - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm;

    - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm;

    - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

    Về chi phí được trừ đối với khoản trích lập dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi của tổ chức tín dụng (TCTD)

    (sửa đổi Điểm o Khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:

    o) Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
    Phần chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động được tính vào chi phí được trừ quy định tại khoản này phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;

    Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:

    o) Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

    Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;

     

    Về bổ sung quy định phương pháp thu thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nước ngoài

    (sửa đổi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 218/2013/NĐ-CP)

    Điều 11. Phương pháp tính thuế

    3. Đối với doanh nghiệp quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

    a) Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hóa với giá trị dịch vụ là 2%;

    b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) là 1%;

    c) Tiền bản quyền là 10%;

    d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển là 2%;

    đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại Điểm d Khoản này) là 5%;

    e) Lãi tiền vay là 5%;

    g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài là 0,1%;

    h) Dịch vụ tài chính phái sinh là 2%;

    i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác là 2%.

    Điều 11. Phương pháp tính thuế

    3. Doanh nghiệp quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Riêng thu nhập từ chuyển nhượng vốn, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính bằng thu nhập chịu thuế từng lần chuyển nhượng nhân với thuế suất. Tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam cụ thể như sau:

    a) Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; Trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; Trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hoá với giá trị dịch vụ: 2%;

    b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms): 1%;

    c) Tiền bản quyền: 10%;

    d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển: 2%;

    đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại điểm d khoản này): 5%;

    e) Lãi tiền  vay: 5%;

    g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài: 0,1%;

    h) Dịch vụ tài chính phái sinh: 2%;

    i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác: 2%.

    Về bổ sung hướng dẫn ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư có quy mô vốn tối thiểu 6.000 tỷ đồng

    (bổ sung Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 9 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    Điều 15. Thuế suất ưu đãi

    1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

    đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
    Số lao động sử dụng thường xuyên được xác định theo quy định của pháp luật về lao động.

    Điều 15. Thuế suất ưu đãi

    1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

    ...

    đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư  và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.

    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật về đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.

    Dự án đầu tư quy định tại điểm này bao gồm cả trường hợp dự án đầu tư mới chưa đăng ký quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng tại thời điểm được phép đầu tư lần đầu nhưng thực tế thực hiện giải ngân được từ 6.000 tỷ đồng trở lên trong thời gian 03 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu.

     

    Về chuyển tiếp ưu đãi thuế

    (sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 20 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có thay đổi mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn hưởng ưu đãi về thuế suất và về thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật tại thời điểm được phép đầu tư hoặc theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung cho thời gian còn lại kể từ khi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.
    a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) nhưng chưa được hưởng ưu đãi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đó. Trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng; trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mới thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mới; trường hợp mức ưu đãi tại Nghị định này cao hơn mức ưu đãi đang hưởng (kể cả trường hợp thuộc diện nhưng chưa được hưởng) thì được chuyển sang áp dụng ưu đãi theo Nghị định này cho thời gian còn lại.

    2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có thay đổi mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn hưởng ưu đãi về thuế suất và về thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật tại thời điểm được phép đầu tư hoặc theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung cho thời gian còn lại kể từ khi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.

    a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) nếu đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Nghị định số 12/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đó. Trường hợp mức ưu đãi tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP cao hơn mức ưu đãi đang hưởng (kể cả trường hợp thuộc diện nhưng chưa được hưởng) thì được chuyển sang áp dụng ưu đãi theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015. Trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mới thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mới; trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện là dự án đầu tư mở rộng hoặc hưởng ưu đãi theo đầu tư mới nếu đáp ứng điều kiện dự án đầu tư mới cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng không thuộc diện được hưởng ưu đãi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Nghị định số 12/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng thuộc diện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 thì được chuyển sang áp dụng ưu đãi theo quy định của Nghị định số 12/2015/NĐ-CP cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.

    Tính đến hết kỳ tính thuế năm 2015 trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này thì kể từ 01 tháng 01 năm 2016 được chuyển sang áp dụng thuế suất 17% cho thời gian còn lại.

    Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định thời gian còn lại để hưởng ưu đãi thuế kể từ khi thực hiện quy định về ưu đãi thuế tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước và về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    Về cá nhân hành nghề độc lập

    (sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điểu 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP)

    Điều 3. Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

    1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

    b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 3. Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

    1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

    ...

    b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”

    Về thuế TNCN đối với các khoản đóng góp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện

    (sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

    Điều 11. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

    3. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:
    a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
    Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).
    Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công;
    b) Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này;
    c) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định này.

    Điều 11. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

    3. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:

    a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

    Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại khoản này tối đa không quá 03 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).

    Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công;           

     

    Về các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế TNCN

    (sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP)

    Điều 28. Khấu trừ thuế

    2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:

    c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;

    Điều 28. Khấu trừ thuế

    2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:

    c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoa hồng, thưởng đạt doanh số của cá nhân kinh doanh là đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng;

    Phương pháp khấu trừ thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

    (sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 209/2013/NĐ-CP)

    Điều 7. Phương pháp khấu trừ thuế

    4. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với:

    a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

    Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là hai năm liên tục.

    Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính doanh thu làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế quy định tại Điểm này.

    Điều 7. Phương pháp khấu trừ thuế

    4. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với:

    a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

    Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính doanh thu làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ quy định tại Điểm này.

    Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định về thuế và Tờ trình Dự thảo tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 14/09/2016 02:20:43 CH
     
    12845 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận