Nhiều người đại diện theo pháp luật: Thuận lợi hay khó khăn?

Chủ đề   RSS   
  • #510557 21/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Nhiều người đại diện theo pháp luật: Thuận lợi hay khó khăn?

    >>> Luật Doanh nghiệp 2014 - Công ty có thể có nhiều Người đại diện theo pháp luật

    Về khái niệm người đại diện theo pháp luật, khoản 1 và khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL), tùy theo nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định số lượng NĐDTPL.

    Qua thời gian thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc quy định có nhiều hơn một NĐDTPL như vậy đã tạo ra được những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp, đồng thời việc này cũng dẫn đến một số khó khăn.

    1. Ưu điểm và thuận lợi

    - Đảm bảo giải quyết các nhu cầu công việc một cách nhanh nhất

    + Nếu chỉ có một người đại diện theo pháp luật như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 trong trường hợp người đại diện theo pháp luật đó bị tạm giữ thì việc thực hiện các giao dịch sẽ bị tạm hoãn, hoặc phải đợi thời gian ủy quyền cho người khác.

    + Với quy định mới này giúp tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của công ty. Khi một người đại diện theo pháp luật không có mặt ở Việt Nam hoặc không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt cho doanh nghiệp thì sẽ có người khác thực hiện thay.

    + Có nhiều NĐDTPL giúp những doanh nghiệp lớn có thể tận dụng được mọi thời cơ. Với những doanh nghiệp có sự phân chia nhiều mảng kinh doanh đồng thời cần người hiện diện ở nhiều quốc gia ở một thời điểm thì đây là một điều rất cần thiết.

    - Có nhiều người đại diện theo pháp luật sẽ giúp phân quyền quản lý và quyết định các vấn đề thường trực của công ty.

    + Trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện đúng đủ hoặc sai các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ được giảm thiểu.

    2. Hạn chế và bất lợi

    - Gây khó khăn cho khách trong việc xác định thẩm quyền của NĐDTPL

    + Việc phân chia quyền của từng NĐDTPL vừa là thuận lợi, lại vừa là điểm hạn chế của quy định.

    + Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi nhận phạm vi được đại diện và các thông tin về chức danh quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của từng người đại diện. Quyền hạn và nghĩa vụ của NĐDTPL chỉ được quy định trong Điều lệ công ty nhưng Điều lệ công ty không phải lúc nào cũng được thông báo công khai.

    + Nếu xảy ra tình trạng một NĐDTPL ký văn bản với nội dung A, gửi cho các bên có liên quan và cả cơ quan quản lý; ngày mai, người đại diện theo pháp luật khác gửi một văn bản với nội dung hoàn toàn trái ngược, thì các bên sẽ biết tin ai?

    - Tạo ra tâm lý e ngại khi khách hàng giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL

    + Chính việc có nhiều NĐDTPL làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch và ký kết hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đối tác luôn trong tâm trạng thắc mắc là người làm việc, ký kết hợp đồng với mình có phải là người đại diện theo pháp luật không? Người đó có thẩm quyền ký kết hợp đồng với mình theo điều lệ của công ty hay không?

    + Nếu khách hàng không xem xét kỹ Điều lệ công ty trước khi xác lập giao dịch, thì có thể giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc khi thông tin về việc phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu và xảy ra các tranh chấp gây ảnh hưởng cho cả khách hàng và công ty.

    + Nếu khách hàng đòi hỏi người ký kết hợp đồng với mình phải chứng minh thẩm quyền ký kết cũng như chứng minh mình là người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ gây nên những phiền hà, khó khăn cho người đại diện.

    Mỗi quy định mới được ban hành thì có thể mang đến những thuận lợi nhất định, đồng thời khó tránh khỏi mang lại một số khó khăn, quan trọng là chúng ta áp dụng như thế nào. Vì thế một lưu ý khi giao dịch với công ty có nhiều NĐDTPL là nên chủ động tìm hiểu điều lệ của công ty bên kia để xác định rõ phạm vi quyền đại diện của NĐDTPL của công ty mình đang giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 21/12/2018 09:52:33 SA
     
    13647 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513370   31/01/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo quan điểm của mình thì việc quy định “nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” chưa mang lại hiệu quả gì cao lắm.

    - Nếu muốn phân quyền quản lý trong doanh nghiệp (theo khu vực địa lý, theo mảng kinh doanh hoặc theo lĩnh vực hoạt động) thì chỉ cần ký nhiều văn bản ủy quyền cho những cá nhân liên quan: ví dụ ủy quyền Giám đốc kinh doanh thực hiện các giao dịch thương mại, ủy quyền Giám đốc tài chính thực hiện hoạt động chi tiền, …

    - Nếu muốn giải quyết trong trường hợp người đại diện của công ty vắng mặt, có thể xét trong 02 trường hợp:

    + Người đại diện theo pháp luật đã ủy quyền cho người khác trước khi vắng mặt: người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    + Người đại diện theo pháp luật không ủy quyền cho người khác trước khi vắng mặt: nếu người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty hơn cả, tuy nhiên, đây thực sự là những tình huống ít khả năng xảy ra hơn là trường hợp Khách hàng của doanh nghiệp yêu cầu Điều lệ của doanh nghiệp để xác nhận quyền hạn ký kết giao dịch.

    Tuy nhiên, mình muốn nhấn mạnh là mình không hề nói quy định này tiêu cực, vì nó không mang tính bắt buộc mà chỉ là thêm sự lựa chọn cho doanh nghiệp mà thôi. Tùy vào điều kiện thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn cách thức vận dụng pháp luật để tối đa hóa hoạt động kinh doanh của mình.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #513374   31/01/2019

    Hiện này theo pháp luật doanh nghiệp, cụ thể là luật doanh nghiệp 2014 thì không có quy định hạn chế số lượng của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp. Theo đó, công ty có toàn quyền quyết định số lượng thông qua điều lệ của công ty. Theo quan điểm của mình thì có nhiều người đại diện theo pháp luật thì nó sẽ có nhiều điều phiến toái hơn là chỉ có một. Hãy cứ tưởng tượng một ngôi nhà mà có hơn 2 người chủ thì mọi vấn đề của ngôi nhà đó cần phải có sự đồng tình của các người chủ dẫn đến trì trệ trong sinh hoạt cũng như ngăn cản sự phát triển. Do đó với mình công ty chỉ nên có 1 người đại diện theo pháp luật mà thôi. Nó vừa đỡ tốn thời gian mà còn giúp giảm đi các thủ tục hành chính cho cơ quan nhà nước (có nhiều người đại diện thì phải đăng ký mà nếu có thay đổi thì cũng phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh).

     
    Báo quản trị |  
  • #513397   31/01/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo như quan điểm của bản thân mình thì việc công ty có đông người đại diện theo pháp luật cũng là chuyện khá bình thường và không có lợi hay có hại gì nhiều. Sở dĩ mình nói như vậy là bởi với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì họ phải thừa hiểu được có ít hay nhiều người đại diện thì có hại hay có lợi gì cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc Điều lệ công ty quy định nhiều hay ít người đại diện theo pháp luật chắc hẵn đã được các công ty này xem xét kỹ lưỡng.

    Đối với vấn đề mà bạn nói là Doanh nghiệp có đông người đại diện theo pháp luật sẽ tạo ra tâm lý e ngại khi khách hàng giao dịch với doanh nghiệp thì mình nghĩ là nó hơi mang tính chủ quan của bạn. Bởi hiện nay, khách hàng giao kết với doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu người đang giao kết với mình chứng minh bản thân là người đại diện theo pháp luật, mà đã là đúng là người đại diện theo pháp luật rồi thì cứ giao kết thôi, sợ gì mà e ngại nữa.

    Về việc bạn nói Doanh nghiếp có đông người đại diện theo pháp luật sẽ gây khó khăn cho khách trong việc xác định thẩm quyền của từng người đại diện thì mình cũng không hoàn toàn đồng ý. Bởi theo mình nghĩ, nếu Doanh nghiệp đã quy định có nhiều người đại diện theo pháp luật thì trong Điều lệ Doanh nghiệp hẵn phải quy định rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền của từng người chứ.

    Trên đây là quan điểm của mình thôi….hihi

     
    Báo quản trị |