Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương

Chủ đề   RSS   
  • #605777 28/09/2023

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 86 lần


    Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương

    Đây là nội dung tại Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương

    Khoản 1 Điều 2 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ:

    - Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

    - Hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ;

    - Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội, huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả;

    - Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc;

    - Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông về chính sách pháp luật;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

    2. Chế độ làm việc và thông tin, báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

    - Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

    - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức nơi công tác.

    - Hội đồng có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình hoạt động của Hội đồng.

    3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Theo Điều 8 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg thì kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động từ các nguồn hỗ trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương do Thủ tướng Chính phủ thành lập bao gồm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng; các Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

    Quyết định 21/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/8/2021 và thay thế Quyết định 27/2013/QĐ-TTg.

     
    268 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận