Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hội nhà báo Việt Nam mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #601747 12/04/2023

    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hội nhà báo Việt Nam mới nhất

    Ngày 12/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 375/QĐ-TTg thay thế Quyết định 124/QĐ-BNV ngày 09/12/2011 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.

    1. Hội Nhà báo Việt Nam là gì?

    Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg quy định: Hội Nhà báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

    2. Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg thì Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo và điều hành hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, được Đại hội bầu bằng phiếu kín. Người trúng cử phải đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số đại biểu tham gia bầu cử. Số lượng và cơ cấu Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Giữa hai kỳ họp, Ban Chấp hành có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành thông qua việc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.

    3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành

    Tại Khoản 2 Điều 16 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam như sau:

    - Lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội;

    - Quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội; chủ trương về công tác đối nội, đối ngoại; chương trình công tác hàng năm;

    - Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức của Hội thực hiện việc bồi dưỡng chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ báo chí cho hội viên;

    - Triệu tập, chuẩn bị nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc và Đại hội bất thường;

    - Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra; quy định nguyên tắc, chế độ quản lý, sử dụng tài chính của Hội; quyết định mức hội phí; ban hành các quy định phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ;

    - Bầu bổ sung thay thế, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra theo đề nghị của Ban Kiểm tra;

    - Ban Chấp hành Hội họp mỗi năm ít nhất họp một lần và chỉ hợp lệ khi có quá nửa tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng thẻ hội viên. Việc quy định hình thức bỏ phiếu do Ban Chấp hành quyết định. Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có quá nửa tổng số Ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành;

    - Trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, Ban Chấp hành bầu bổ sung thay thế Ủy viên. Số lượng bổ sung thay thế không quá 20% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định;

    - Trong nhiệm kỳ, nếu Ủy viên Ban Chấp hành vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, thì Ban Chấp hành xem xét, quyết định các hình thức kỷ luật thích hợp. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành có đơn đề nghị thôi tham gia Ban Chấp hành thì Ban Chấp hành xem xét, quyết định;

    - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, có nguyện vọng, năng lực và sức khỏe, được cơ quan chủ quản chấp thuận có thể đề nghị tiếp tục công tác tại Hội đến hết nhiệm kỳ và phải được Đảng đoàn, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đồng ý.

    Xem chi tiết tại Quyết định 375/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 12/4/2023.

     
    254 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận