Nhập khẩu một sản phẩm thì trên bao bì cần có những thông tin gì?

Chủ đề   RSS   
  • #2923 11/08/2008

    trang1815

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhập khẩu một sản phẩm thì trên bao bì cần có những thông tin gì?

    Chào luật sư
    Luật sư cho em hỏi là khi nhập khẩu một sản phẩm thì trên bao bì của nó cần có những thông tin gì ạ? Có cần nhà phân phối, nhà sản xuất và xuất xứ của sản phẩm không ạ? Nếu là sản phẩm có hạn sử dụng là mãi mãi có cần thiết phải ghi hạn sử dụng không? Nếu một sản phẩm thiết bị y tế mà không phải đăng ký với bộ y tế vì nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người thì có cần phải đăng ký với cục quản lý chất lượng để đảm bảo độ tin cậy của người tiêu dùng không? Em chưa biết gì về những luật này cả. Rất mong luật sư có thể giải thích giúp em thật rõ ràng.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     
    30010 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang1815 vì bài viết hữu ích
    Hau1988 (18/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2924   12/08/2008

    nguyenvanquynh
    nguyenvanquynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Xuất nhập khẩu, nhẵn mác, chất lượng, hàng hóa theo quy định.

     

    Vấn đề của bạn hỏi: Bạn có thể đọc một số vấn đề tôi tóm tắt sau đây:

    Luật số 05/2007/QH12 về chất lượng hàng hóa như sau:

    Có thể nói, so với Pháp lệnh chất lượng hàng hóa sửa đổi năm 1999 và Nghị định 179/2004/NĐ-CP ra ngày 21-10-2004, Luật CLSPHH  do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo có nhiều điểm mới. Nổi bật có thể ghi nhận là những vấn đề nêu rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ từ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhập khẩu đến cơ quan kiểm soát, quản lý. Những hành vi như thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, nếu trước đây chưa được quy rõ trách nhiệm, thì nay hoàn toàn bị cấm và quy kết lỗi vi phạm.

    Luật này có hiệu lực từ ngày.01-07-2008.

    Điểm nhấn quan trọng của Luật CLSPHH  là quy định rõ những trường hợp cơ quan kiểm tra phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên doanh nghiệp, sản phẩm, mức độ vi phạm của sản phẩm cũng như các mối nguy hiểm để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này có tác dụng lớn, điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc công bố công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời sẽ giúp cho người tiêu dùng tránh mua nhầm hàng hóa.

    Theo quy định của Luật này, người nhập khẩu có quyền quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu và có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa. Người bán hàng có các quyền như quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa, có các nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa. Người tiêu dùng có các quyền được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa; được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu; yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật; được bồi thường thiệt hại...

    Hoạt động quản lý nhà nước về CLSPHH cũng được đổi mới theo hướng đảm bảo tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Theo Luật này, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trên thị trường, sản phẩm sau khi thực hiện các yêu cầu quy định của Nhà nước được tự do lưu thông. Nhà nước chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các yêu cầu về chất lượng, đặc biệt các đặc tính về an toàn sản phẩm, hàng hoá hoặc khi có sự khiếu nại của khách hàng, người tiêu dùng về chất lượng. Khi phát hiện thấy sai lỗi, doanh nghiệp sẽ bị Nhà nước xử lý như bồi thường, bồi hoàn, thu hồi sửa chữa lại… hoặc bị kiểm tra trực tiếp tại nơi sản xuất. Đây là những biện pháp răn đe nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy thông thương.

    Có thể thấy đây là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Với việc Luật được chính thức có hiệu lực, người tiêu dùng, doanh nghiệp đang rất kỳ vọng về việc quyền lợi chính đáng của mình sẽ được bảo vệ.

     Trước đó ngày 30/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, những hàng hoá là bất động sản, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm nhập để tham gia hội chợ triển lãm, sau đó tái xuất, hàng hoá quá cảnh hàng hoá chuyển khẩu, quà biếu, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Nghị định 89/2006/NĐ-CP sẽ thay thế cho quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể từ khi có hiệu lực.Theo Cục Quản lý Chất lượng hàng hoá (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) thì Nghị định 89 có nhiều quy định mới quan trọng so với trước. Đầu tiên là trong Nghị định 89 có quy định áp dụng Điều ước quốc tế với ghi nhãn hàng hoá, theo đó trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Xuất xứ hàng hoá cũng yêu cầu ghi cụ thể hơn trước. Ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại"  hoặc "xuất xứ" phải kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó. Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá. Tên hàng hoá ghi trên nhãn trong Nghị định lần này quy định là do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự đặt và tự chịu trách nhiệm, không phải theo tiêu chuẩn như trước kia. Bên cạnh đó phải ghi rõ thành phần định lượng hàng hoá, tức là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tuỳ theo tính chất, trạng thái của hàng hoá, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong 1 đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng, khối lượng với thể tích, thể tích với thể tích, phần trăm thể tích, phần trăm khối lượng.  Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước.

    Khi thực hiện các cơ quan liên quan, đều có biểu mẫu để bạn thực hiện.

    Trên đây là một số ý bạn tham khảo nếu có vấn để  chưa rõ , bạn viết và gửi cho mình.

    Trân trọng kính chào.

                  Luật sư Nguyễn Văn Quynh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #2925   16/08/2008

    hanh1085
    hanh1085

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thân mến.
    Công ty tôi là gia công hàng may mặc, chúng tôi nhập nhãn mác về để làm hàng sau này xuất khẩu, trên nhãn có ghi xuất xứ là từ Việt Nam nhưng lại viết bằng tiếng Trung.
    Vậy khi xuất khẩu sản phẩm chúng tôi chỉ cần ghi xuất xứ là : Made in Viet Nam trên thùng carton, còn nhãn mác vẫn là tiếng Trung như vậy có được không?
    Chân thành cảm ơn sự tư vấn của luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #2926   17/08/2008

    nguyenvanquynh
    nguyenvanquynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nhãn mác Hàng Hoá, Xuất Nhập Khẩu.

    Trường hợp của bạn là loại “Hàng gia công cho Doanh nghiệp Nước Ngoài”. Vì vậy khi xuất khẩu tới Nước nhập khẩu  mặt hàng đó cần phải tuân thủ theo pháp luật của Nước sở tại, và mặc định là phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

    Bạn cần tham khảo Nghị định 89/2006/NĐ - CP, ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa mới có hiệu lực.

    Có gì thắc mắc bạn có thể viết thư hoặc trực tiếp điện thoại cho mình.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Nguyễn Văn Quynh

     
    Báo quản trị |  
  • #2927   17/08/2008

    nguyenvanquynh
    nguyenvanquynh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nhãn mác Hàng Hoá, Xuất Nhập Khẩu.

    Trường hợp của bạn là loại “Hàng gia công cho Doanh nghiệp Nước Ngoài”. Vì vậy khi xuất khẩu tới Nước nhập khẩu  mặt hàng đó cần phải tuân thủ theo pháp luật của Nước sở tại, và mặc định là phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

    Bạn cần thảm khảo NGhị định của Chính phủ mới có hiệu lực quy định về nhãn mác hàng hoá, xuất nhập khẩu sau đây.

    Có gì thắc mắc bạn có thể viết thư hoặc trức tiếp điện thoại cho mình.

    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Nguyễn Văn Quynh

     

    Nghị định 89/2006/NĐ - CP, ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

    CHÍNH PH

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

    Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 4   năm 1999;

    Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về   nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

    2. Những hàng hoá sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:

    a) Bất động sản;

    b) Hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu;

    c) Quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển.

    Ngoài các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

    2. "Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng   hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

    3. "Nhãn gốc của hàng hoá" là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.

    4. "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn  gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.

    5. "Bao bì thương phẩm của hàng hoá" là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá.

    Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao  bì ngoài.

    a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;

    b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.

    6. "Lưu thông hàng hoá" là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.

    7. "Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá" là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh của các đối tượng quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

    8. "Định lượng của hàng hoá" là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá.

    9. "Ngày sản xuất" là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.

    10. "Hạn sử dụng" là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hoá không được phép lưu thông.

    11. "Hạn bảo quản" là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu. 

    12. "Xuất xứ hàng hoá" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

    13. "Thành phần" của hàng hoá là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

    14. "Thành phần định lượng" là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.

    15. "Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hoá" là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.

    Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế

    Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    Điều 5. Hàng hoá phải ghi nhãn

    1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

    2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:

    a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

    b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

    3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

    4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.

    Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này.

    Điều 6. Vị trí nhãn hàng hoá

    1. Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

    2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.  

    3. Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:

    a) Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá;

    b) Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

    Điều 7. Kích thước nhãn hàng hoá

    Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.

    Điều 8. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá

    Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hoá phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hoá.

    Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

    1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

    2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

    3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

    4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

    a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

    b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;

    c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

    d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.

    Điều 10. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá

    Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

    1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

    2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

    Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

    3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

    Chương  II

    NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI NHÃN HÀNG HOÁ

    Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá

    1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

    a) Tên hàng hoá;

    b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

    c) Xuất xứ hàng hoá.

    2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh  chuyên ngành có liên quan.

    Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá

    1. Lương thực:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng.

    2. Thực phẩm:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;  

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    3. Đồ uống (trừ rượu):

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    4. Rượu:

    a) Định lượng;

    b) Hàm lượng etanol;

    c) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang).

    5. Thuốc lá:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.

    6. Phụ gia thực phẩm:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    7. Thuốc dùng cho người:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.

    8. Vaccine, chế phẩm sinh học dùng cho người:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.

    9. Dược liệu:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Hướng dẫn (điều kiện) bảo quản.

    10. Vật tư, trang thiết bị y tế:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thông số kỹ thuật;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    11. Mỹ phẩm:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ.

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    12. Hoá chất gia dụng dùng cho người:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    13. Thức ăn chăn nuôi:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    14. Thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học dùng trong thú y:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    15. Thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học dùng trong thuỷ sản:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    16. Thuốc bảo vệ thực vật:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    17. Giống cây trồng:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    18. Giống vật nuôi:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    19. Giống thuỷ sản:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    20. Đồ chơi trẻ em:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    d) Hướng dẫn sử dụng.

    21. Sản phẩm dệt, may, da, giầy:

    a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    22. Sản phẩm nhựa, cao su:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thành phần;

    d) Thông số kỹ thuật;

    đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn.

    23. Giấy, bìa, cacton:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thông số kỹ thuật.

    24. Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập:

    a) Định lượng;

    b) Thông số kỹ thuật.

    25. Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, nghệ thuật:

    a) Nhà xuất bản (Nhà sản xuất), nhà in;

    b) Tên tác giả, dịch giả;

    c) Giấy phép xuất bản;

    d) Thông số kỹ thuật (khổ, kích thước, số trang).         

    26. Nhạc cụ:

    Thông số kỹ thuật.

    27. Dụng cụ thể dục thể thao:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thành phần;

    d) Thông số kỹ thuật;

    đ) Hướng dẫn sử dụng.

    28. Đồ gỗ:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    29. Sản phẩm sành, sứ, thuỷ tinh:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    30. Hàng thủ công mỹ nghệ:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    31. Đồ gia dụng kim khí:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    32. Vàng bạc, đá quý:

    a) Định lượng;

    b) Thành phần định lượng hoặc thông số kỹ thuật.

    33. Trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần;

    đ) Thông số kỹ thuật;

    e) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    g) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    34. Sản phẩm điện, điện tử:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thông số kỹ thuật;

    d) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    35. Thiết bị tin học, thông tin, bưu chính viễn thông:

    a) Năm sản xuất;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    36. Máy móc, trang thiết bị cơ khí:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thông số kỹ thuật;

    d) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    37. Máy móc, trang thiết bị đo lường, thử nghiệm:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thông số kỹ thuật;

    d) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    38. Sản phẩm luyện kim:

    a) Định lượng;

    b) Thành phần định lượng;

    c) Thông số kỹ thuật.

    39. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản:

    a) Thành phần;

    b) Thông số kỹ thuật.

    40. Ô tô:

    a) Nhãn hiệu và số loại (Model);

    b) Tự trọng (Khối lượng bản thân);

    c) Tải trọng;

    d) Mã nhận dạng phương tiện (VIN);

    đ) Số chứng nhận kiểu loại được phê duyệt (Type Approved);

    e) Năm sản xuất.

    41. Mô tô, xe máy:

    a) Nhãn hiệu và số loại (Model);

    b) Tự trọng (Khối lượng bản thân);

    c) Dung tích xi lanh;

    d) Số chứng nhận kiểu loại được phê duyệt (Type Approved);

    đ) Năm sản xuất.

    42. Xe máy chuyên dùng:

    a) Nhãn hiệu và số loại (Model);

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Năm sản xuất.

    43. Xe đạp:

    a) Năm sản xuất;

    b) Thông số kỹ thuật.

    44. Phụ tùng phương tiện giao thông:

    a) Năm sản xuất;

    b) Thông số kỹ thuật.

    45. Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất:

    a) Định lượng;

    b) Thông số kỹ thuật;

    c) Tháng sản xuất;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    46. Các sản phẩm từ dầu mỏ:

    a) Định lượng;

    b) Thành phần;

    c) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    47. Chất tẩy rửa:

    a) Định lượng;

    b) Tháng sản xuất;

    c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    d) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

    đ) Hướng dẫn sử dụng.

    48. Hoá chất:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    49. Phân bón:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    50. Vật liệu nổ công nghiệp:

    a) Định lượng;

    b) Ngày sản xuất;

    c) Hạn sử dụng;

    d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

    đ) Thông tin, cảnh báo an toàn;

    e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

    Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể các loại hàng hoá thuộc các nhóm hàng hoá trên và trình Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung nội dung bắt buộc phải thể hiện trên  nhãn hàng hoá.

    Điều 13. Tên hàng hoá

    Tên hàng hoá ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tự đặt. Tên hàng hoá không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá.

    Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.

    Điều 14. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

    Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá đối với từng trường hợp cụ thể quy định như sau:

    1. Hàng hoá được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hoá đó.

    2. Hàng hoá được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

    3. Hàng hoá của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hoá đó.

    4. Hàng hoá được nhượng quyền hoặc cho phép của một tổ chức, cá nhân khác thì ngoài việc thực hiện như quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này còn  phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền hoặc cho phép.

    Điều 15. Định lượng hàng hoá

    1. Hàng hoá định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

    2. Hàng hoá định lượng bằng số lượng thì phải ghi theo số đếm tự nhiên.

    3. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hoá thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hoá và định lượng tổng các đơn vị hàng hoá hoặc định lượng của từng đơn vị hàng hoá và số lượng đơn vị hàng hoá.

    4. Cách ghi định lượng hàng hoá quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

    Điều 16. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản

    1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản hàng hoá được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

    Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

    Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

    Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

    2. Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất và hạn bảo quản theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này mà nhãn hàng hoá đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng, hạn bảo quản được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất.

    3. Hàng hoá có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

    Điều 17. Xuất xứ hàng hoá

    Cách ghi xuất xứ hàng hoá được quy định như sau: ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó.

    Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.

    Điều 18. Thành phần, thành phần định lượng

    1. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

    Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hoá để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

    2. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tuỳ theo tính chất, trạng thái của hàng hoá, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.

    3. Đối với một số loại hàng hoá, việc ghi thành phần, thành phần định lượng được quy định như sau:

    a) Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.

    Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất "tự nhiên" hay chất "tổng hợp";

    b) Đối với thuốc dùng cho người, vaccine, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất;

    c) Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;

    d) Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hoá và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

    4. Thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

    Điều 19. Thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn

    1. Đối với hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.

    2. Thuốc dùng cho người, vaccine, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:

    a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);

    b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;

    c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.

    3. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hoá thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.

    4. Hàng hoá hoặc thành phần của hàng hoá đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    5. Các thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn của hàng hoá có cách ghi khác với quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.

    Điều 20. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hoá

    Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá được phép ghi lên nhãn những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.

    Chương III

    TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÃN HÀNG HOÁ

    Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

    Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

    1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hoá.

    2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật, tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về nhãn hàng hoá.

    3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hoá. Chủ trì giải quyết và xử lý các hành vi vi phạm về nhãn hàng hoá.

    4. Quy định việc công bố nhãn hàng hoá.

    5. Tổ chức xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nhãn hàng hoá.

    Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá.

    Điều 22. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo thẩm quyền  có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá.

    Căn cứ  yêu cầu cụ thể đối với hàng hoá thuộc lĩnh vực mình quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn chi tiết nội dung và cách ghi nhãn sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá tại địa phương.

    Chương IV

    XỬ LÝ VI PHẠM VỀ NHÃN HÀNG HOÁ

    Điều 24. Thẩm quyền xử lý vi phạm về nhãn hàng hoá

    Các cơ quan công an nhân dân, hải quan, quản lý thị trường, quản lý chất lượng hàng hoá, thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá được quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Điều 25. Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, đại lý, xuất khẩu, nhập khẩu

    Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 26. Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước

    Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật về nhãn hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 27. Giải quyết khiếu nại tố cáo

    Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại tố cáo về nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về nhãn hàng hoá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Chương V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 28. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 6 tháng, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

    3. Hàng hoá có nhãn ghi theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 ăm 2000 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông.

    Điều 29. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Đã ký

    Nguyễn Tấn Dũng

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #145418   04/11/2011

    xanthorhoea
    xanthorhoea

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho em hỏi,

    Nếu mình nhập khẩu hàng hóa thủy tinh gia dụng từ nước ngoài về để làm hàng khuyến mãi tặng kèm, trong quá trình vận chuyển đến nhà máy đóng gói, dĩ nhiên mình chưa thể khui thùng hàng hóa ra để dán nhãn phụ lên từng sản phẩm thủy tinh. Việc này chỉ được thực hiện trong quá trình sản xuất và đóng gói hàng khuyến mãi.

    Vậy thì trong quá trình di chuyển hàng khuyến mãi từ cảng nhập khẩu về nơi sản xuất, nếu chỉ dán nhãn phụ trên mỗi thùng carton chứa hàng thì có đúng luật không. Vì việc dán nhãn phụ cho từng sản phẩm là hoàn toàn không thể?

    Nếu việc chỉ dán nhãn phụ trên mỗi thùng carton chứa hàng là đúng luật thì dựa trên văn bản pháp luật nào, mục nào?

    Và nếu việc đó là không đúng luật thì phải xử lý bằng cách nào và sẽ bị phạt ra sao?

    Kính mong các luật sư giải đáp giúp ạ.

    Em xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #316315   02/04/2014

    tranvanbinhhn
    tranvanbinhhn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Việc thành lập cty TNHH kinh doanh ngành nghề sản xuất và mua bán đồ chơi trẻ em.
    Với loại hình dn và ngành nghề là sản xuất và mua bán đồ chơi trẻ em thì cần phải làm những thủ tục giấy tờ gì? Mình xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #538970   18/02/2020

    Hau1988
    Hau1988

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào Luật sư! Bên công ty chúng tôi chuẩn bị nhập khẩu một lô hàng thực phẩm thông thường nhưng trên nhãn gốc chúng tôi không thể hiện nhà sản xuất nhưng trong công bố sản phẩm và nhãn phụ vẫn thể hiện nhà sản xuất với những nội dung trên chúng tôi có bị vi phạm không và Hải Quan có xử lý và cho phép nhập khẩu thông quan không.

    Mong luật sư hỗ trợ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hau1988 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020)
  • #552561   24/07/2020

    NUONGNGTH
    NUONGNGTH

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    XIn nhờ luật sư tư vấn giúp em :

    bên em nhập khẩu thùng carton về đóng gói hàng để xuất đi, nếu thùng carton đã in hình ảnh và chữ made in viet nam thì có được phép nhập không, có vướng mắc gì trong việc nhập khẩu k ạ, 

    e cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NUONGNGTH vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/07/2020)