Nhân viên xin nghỉ việc bằng miệng

Chủ đề   RSS   
  • #459970 05/07/2017

    honglanhthai

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhân viên xin nghỉ việc bằng miệng

    Chào mọi người,

    Công ty mình có 1 chị nhân viên hay dọa đòi nghỉ việc nhưng không nói với sếp mà chỉ nói với các nhân viên khác.

    Thời gian gần đây, phát hiện chị này nói xấu Sếp và dựa dẫm vào mối quan hệ với 1 người cấp trên để lên mặt, nhiều lần không chấp hành nội quy nhưng đều được bỏ qua.

    Khi sếp ngồi nói chuyện về vấn đề này thì nhân viên không nhận lỗi nhưng xin nghỉ việc trước mặt sếp (không viết đơn). Sau đó thì lại vui vẻ làm việc như chưa có chuyện gì xảy ra.

    Vậy trường hợp chị này xin nghỉ việc bằng miệng trước mặt sếp (không chịu viết đơn xin nghỉ việc) thì công ty mình ra văn bản Quyết đinh cho nghỉ việc theo nguyện vọng của nhân viên được không? 

    Hợp đồng làm việc của chị này là 12 tháng, ngày 01/09 tới là hết hạn. 

    Mong mọi người giúp đỡ.

    Mình cảm ơn mọi người!

    Cập nhật bởi honglanhthai ngày 05/07/2017 10:47:17 SA
     
    8261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459974   05/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012:

    “Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Theo mình thi việc chị này xin nghỉ việc bằng miệng và công ty quyết định cho nghỉ việc có thể coi là “Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động" như Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    honglanhthai (05/07/2017)
  • #459983   05/07/2017

    Quan trọng là bạn có gì để chứng minh là người lao động xin nghỉ việc. Không chứng minh được mà ra Công ty tự ra quyết định cho nghỉ việc thì có thể bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải bồi thường khá nhiều tiền.

    Tốt nhất thì làm cái thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và cho chị ấy ký vào.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    honglanhthai (08/07/2017)
  • #460320   08/07/2017

    thuytranghr
    thuytranghr

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Vi phạm thì căn cứ vào nội quy xử lý. Còn đến hạn hợp đồng doanh nghiệp có quyền không ký tiếp hợp đồng. Nhưng trước ngày kết thúc hợp đồng 15 ngày doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết.

    thuytranghr

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytranghr vì bài viết hữu ích
    honglanhthai (08/07/2017)
  • #460333   08/07/2017

    honglanhthai
    honglanhthai

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn mọi người, 

    Chị này đã nghỉ việc rồi, bên mình có ra Quyết định và cam kết này nọ nhưng chị này đều không chịu ký. Bên mình cũng không ép được.

    Sau khi nghỉ việc người này còn gọi điện cho phụ huynh (bên mình là trường tư thục) để nói xấu nhà trường khiên phụ huynh cho cháu nghỉ học. 

    Vậy có cách nào để kiện chị này không hay là phải chịu rớt trẻ?

     
    Báo quản trị |  
  • #460359   09/07/2017

    honglanhthai viết:

    Cảm ơn mọi người, 

    Chị này đã nghỉ việc rồi, bên mình có ra Quyết định và cam kết này nọ nhưng chị này đều không chịu ký. Bên mình cũng không ép được.

    Sau khi nghỉ việc người này còn gọi điện cho phụ huynh (bên mình là trường tư thục) để nói xấu nhà trường khiên phụ huynh cho cháu nghỉ học. 

    Vậy có cách nào để kiện chị này không hay là phải chịu rớt trẻ?

    Chào bạn,

    Nếu chị ấy nói không đúng về trường bạn dẫn đến phụ huynh cho trẻ nghỉ thì trường bạn được quyền kiện chị ấy yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng quan trọng là trường bạn phải chứng minh được là chị ấy có nói xấu (liệu các phụ huynh có đồng ý ra tòa làm nhân chứng cho trường bạn hay không)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #460372   09/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Xin nghỉ việc bằng miệng

    Nếu như vậy bạn nên có chứng cứ chứng minh rằng chị đó đã xin nghỉ việc rồi công ty mới ra Quyết định cho chị nghỉ việc, nếu không có thể rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chị này có vẻ cũng am hiểu luật lao động và cậy quan hệ nên mới thách thức kiểu vậy, đối với những trường hợp như vậy, công ty nên cẩn trọng, tìm hiểu kỹ qui định pháp luật hoặc nhờ luật sư tư vấn sẽ tốt hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #460436   10/07/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Theo tôi, trước khi trường bạn ra QĐ chấm dứt HĐLĐ, trường phải làm đầy đủ thủ tục văn bản chứng minh là chị này đã nghỉ việc tự do ít nhất 5 ngày làm việc liên tục/ tháng thì mới đảm bảo thắng kiện (nếu có).

     
    Báo quản trị |  
  • #460451   10/07/2017

    thuytranghr
    thuytranghr

    Female
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Căn cứ theo bảng công mà xử lý: Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Bạn cần lưu ý khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định, nếu không đúng thì việc sa thải sẽ bị coi là trái pháp luật. Còn vấn đề nói xấu muốn khởi kiện phải đủ căn cứ chứng minh mà điều này mình nghĩ là rất khó.

    thuytranghr

     
    Báo quản trị |