Nhân viên tài chính làm giả hồ sơ “vay khống” chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604373 29/07/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần


    Nhân viên tài chính làm giả hồ sơ “vay khống” chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, báo điện tử VTV đưa tin về việc được giao làm nhân viên dịch vụ tài chính, đối tượng đã lập khống hồ sơ, tạo hơn 50 mã khách hàng mã khách hàng ảo vay tiền, chiếm đoạt hơn hàng tỷ đồng.

    Cụ thể, ngày 27/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh tạm giam Phan Thế Cường (29 tuổi, trú xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

    Trước đó Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh nhận đơn trình báo của anh P.H.N. trú tại TP Vinh, Nghệ An với nội dung bị Phan Thế Cường chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng. Qua điều tra, xác định từ tháng 3/2021, Cường được thuê làm việc tại cửa hàng dịch vụ tài chính (có địa chỉ số 193, đường Lê Lợi, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) với nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tại địa bàn huyện Hương Sơn có nhu cầu vay tiền, quản lý khách hàng vay tiền và thu tiền trả nợ của khách cho cửa hàng.

    Tháng 5/2021, Cường được anh P.H.N. giao toàn bộ việc quản lý hoạt động của cửa hàng dịch vụ tài chính. Đến đầu năm 2022, do cần tiền đánh bạc qua mạng và trả nợ, Cường nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của anh P.H.N.

    Để thực hiện hành vi, Cường lấy các mã khách hàng trước đây vay tiền tại cửa hàng nhưng đã thanh toán xong (hiện không có nhu cầu vay) để lập khống hồ sơ, dựng lên 51 mã khách hàng ảo vay tiền nhằm mục đích lừa anh N. để chiếm đoạt hơn 1.8 tỷ đồng.

    Hiện vụ việc đang được Cơ quan Công an tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Căn cứ điểm c, d khoản 1, điểm b, c, e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt như sau: 

    - Phạt 02 triệu đồng - 03 triệu đồng đối một trong những hành vi sau đây: 

    Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

     - Phạt  03 triệu đồng - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

    + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. 

    + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác. 

    + Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

    Đồng thời, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 

    Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần.

    Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản

    Truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

    (1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Khung hình phạt cao nhất của Tội này có thể lên đến 20 năm tù khi phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận