Nhân viên kế toán ngành giáo dục nghỉ thai sản trùng vào hè

Chủ đề   RSS   
  • #538889 17/02/2020

    maianhthiena

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Nhân viên kế toán ngành giáo dục nghỉ thai sản trùng vào hè

    Thưa Luật sư, xin giải đáp giúp tôi 3 câu hỏi như sau:

    1. Tôi hiện là nhân viên kế toán của 1 trường học công lập (trường học có duy nhất 1 kế toán), đang hưởng lương Ngân sách. Tôi dự sinh vào tháng 8/2020, do đó khả năng tôi xin nghỉ hưởng chế độ trùng vào dịp hè của năm học (2019-2020). Bộ GD&ĐT có công văn hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB (18/08/2017) nhưng không có văn bản nào hướng dẫn cho nhân viên nhà trường như tôi.

    Vậy, khi tôi nghỉ thai sản trùng dịp hè, có được hưởng quyền lợi gì không thưa Luật sư?

    2. Hiện tại địa phương tôi chỉ có cấp UBND TP, tỉnh mới được bố trí, bổ sung nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Ví dụ, trường tôi có quyết định được giao chỉ tiêu biên chế là 25 người, nhưng thực tế vài năm học gần đây luôn thiếu 2 giáo viên. Giáo viên thiếu thì giáo viên khác kiêm nhiệm công việc, nhưng tôi là kế toán duy nhất có chuyên môn trong nhà trường mà nghỉ chế độ thì không ai có năng lực kiêm nhiệm hoặc thay thế (ngoài tôi có 1 nhân viên y tế kiêm hành chính).

    Do vậy, tôi không biết quyền lợi được nghỉ hưởng đúng chế độ kéo dài 6 tháng của mình có được đảm bảo hay không? Tôi lo sợ cấp trên sẽ vẫn buộc tôi đi làm sớm trong những ngày tôi mong muốn được nghỉ. Do tình trạng sức khoẻ mắt của tôi đặc biệt cần kiêng nên tôi nguyện vọng được nghỉ đủ 6 tháng.

    3. Tôi thi vào ngành giáo dục, vị trí kế toán từ năm 2015, sau 1 năm tập sự tôi nhận được quyết định vào ngạch 06.031 và hưởng 100% hệ số lương bậc 1 và trên QĐ ghi rõ hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm kế toán 0.2.

    Sang năm 2018 khi có văn bản số 08/2014-TT-BNV (27/03/2018) về phụ cấp trách nhiệm của kế toán trưởng thì Phòng GD&ĐT TP có hướng dẫn bằng lời và lập dự toán kinh phí từ năm 2019 với chúng tôi là kế toán các trường chỉ được hưởng hệ số 0.1 phụ cấp trách nhiệm. Nguyên nhân chúng tôi chưa có chứng chỉ kế toán trưởng, Phòng GD&ĐT cũng không mở lớp tập trung cho chúng tôi học lấy chứng chỉ. Chúng tôi cảm thấy thiệt thòi, và không được quan tâm.

    Tôi xin hỏi: cấp trên không ra văn bản cụ thể ghi rõ lý do và ghi rõ hệ số phụ cấp trách nhiệm của nhân viên kế toán bị thay đổi như vậy mà hướng dẫn bằng lời như vậy có đúng không? Nếu chúng tôi không đủ tiêu chuẩn làm kế toán thì chúng tôi có được giữ vị trí này không? Vị trí mà 1 người làm kế toán, có khi 1 người làm kế toán của trường học 2, 3 cấp học?

     
    4354 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn maianhthiena vì bài viết hữu ích
    admin (28/02/2020) ThanhLongLS (18/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538921   17/02/2020
    Được đánh dấu trả lời

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Mục 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 thì:

    “3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).”

    Như vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì có thể được bố trí ngày nghỉ khác hoặc sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Tuy nhiên quy định trên áp dụng đối với giáo viên, bạn là nhân viên kế toán trường học thì sẽ không được giải quyết chế độ nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè được áp dụng đối với giáo viên theo quy định ở trên.

    Về vấn đề nghỉ thai sản theo Khoản 4 Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

    Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Theo quy định nêu trên thì bạn chỉ phải quay lại làm việc khi bạn nghỉ ít nhất 4 tháng thai sản khi có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.

    Về việc hệ số phụ cấp trách nhiệm của nhân viên kế toán bị thay đổi như vậy mà hướng dẫn bằng lời như vậy là không phù hợp vì cơ quan chủ quản muốn giảm hệ số phụ cấp lương trách nhiệm của bạn thì cần phải thông bảo trước để hai bên tiến hành thỏa thuận sửa đổi lại hợp đồng làm việc. Nếu không thỏa thuận được thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết đã giao kết.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020) maianhthiena (19/02/2020) admin (28/02/2020) lanphan62 (03/03/2020)
  • #539001   19/02/2020

    maianhthiena
    maianhthiena

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Vâng, tôi xin cảm ơn và hoàn toàn nhất trí về các câu trả lời của Luật sư. Tôi cũng nắm sơ lược tình hình như vậy.

    Cái khó của tôi ở chỗ: Trường học tôi không có thẩm quyền kí kết hợp đồng lao động với 1 người đủ tiêu chuẩn làm kế toán, trong khi những nhân viên, giáo viên còn lại trong nhà trường không thể và không đủ tiêu chuẩn kiêm nhiệm vị trí công việc kế toán của tôi. Hiện tại kế toán chúng tôi cũng sử dụng công cụ dịch vụ công để giao dịch, kí số với Kho bạc. Trong thời gian tôi nghỉ, tôi có thể kí số, phê duyệt chứng từ để gửi cho Kho bạc.

    Nhưng để có được 1 hợp đồng lao động đúng pháp luật, đúng quy định trên hồ sơ, được hưởng lương Ngân sách thay thế vị trí của tôi khi tôi nghỉ chế độ, thật sự là bài toán khó.

    Trước nay, các kế toán khác vẫn luôn kiêm nhiệm công việc khi nghỉ chế độ, và trên mặt hồ sơ không thuê thêm bất cứ lao động nào, không chi trả lương thêm cho bất cứ ai, ngay cả người kế toán nghỉ chế độ cũng không được hỗ trợ nào. Xin hỏi luật sư, việc làm này là hoàn toàn sai quy định của Pháp luật phải không ạ? Kế toán vừa nghỉ chế độ thai sản, vừa làm việc ở cơ quan, vẫn kí duyệt hồ sơ chứng từ bình thường và không hề hưởng thêm 1 hỗ trợ hay lương, phụ cấp nào? Và nếu được, xin Luật sư cho tôi 1 phương án để thao gỡ bài toán trên.

    Xin cảm ơn Luật sư rất nhiều!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maianhthiena vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/02/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;