Nhận thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #311160 25/02/2014

    hermex

    Sơ sinh


    Tham gia:27/10/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhận thừa kế

    Em có có trường hợp này kính xin luật sư tư vấn: Ông A có 2 người vợ là bà B(vợ cưới trước) và bà C (vợ cưới sau), cả 2 đều khong đăng ký kết hôn.Ông A và bà B có 1 người con; ông A và bà C có 5 người con. Năm 1956, ông A và bà B nhận chuyển nhượng 6000m2 đất. Đến năm 1991, bà B có đơn xin chuyển quyền cho chồng là ông A căn nhà diện tích 128m2, diện tích đất 900m2. Năm 2011, ông A chết không để di chúc. Năm 2012, bà bà C và các con bà C làm văn bản phân chia tài sản 6000m2 đất của ông A. VBPCTK không thể hiện bà B  và con bà B là vợ và con ông A. Như vậy, VBPCTK phòng công chứng làm sai đúng không ạ?căn cứ luật nào thưa luật sư? Như vậy, bà B có được hưởng thừa kế từ ông A hay không? Kính xin luật sư giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn!!! 

    Cập nhật bởi hermex ngày 25/02/2014 08:21:45 CH
     
    3492 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #311191   25/02/2014

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    Một vài trao đổi:

    + Thứ nhất, Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Theo đó, điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình có hướng dẫn cụ thể như sau:

    “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết”.

    Do đó, trường hợp A và B, A và C chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì người vợ B, C không được pháp luật công nhận là vợ hợp pháp của ông A,

    Ông A chết và không để lại di chúc, di sản thừa kế do ông A để lại sẽ được phân chia theo pháp luật, có nghĩa là phân chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong khi đó, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Như vậy, B, C là vợ không hợp pháp của ông A, nên rằng B và C không có quyền hưởng thừa kế di sản của ông A. Trường hợp này chỉ có 01 con chung giữa A và B, có 05 con chung giữa A và C, thuộc hàng thừa kế thứ nhất mới được cùng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định trên hưởng quyền thừa kế đối với di sản thừa kế do ông A để lại.

    + Thứ hai, năm 1956 ông A và bà B nhận chuyển nhượng 6000m2 đất. Trường hợp này, A và B là đồng quyền sở hữu 6000m2 đất.

    Nghĩa là, quyền lợi của A và B là như nhau trong vai trò là đồng quyền sở hữu 6000m2 đất.

    VBPCTK không thể hiện bà B  và con bà B là vợ và con ông A là vi phạm pháp luật! 

     
    Báo quản trị |  
  • #311193   26/02/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn tvthlu chưa đúng rồi. 

    Năm 1956, ông A và bà B đã nhận chuyển nhượng 6000m2 đất. Như vậy thì quan hệ vợ chồng giữa ông A và bà B có từ trước ngày 03/01/1987 nên theo điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì hôn nhân giữa họ là hôn nhân hợp pháp. Theo đó thì trong trường hợp trên, hôn nhân giữa ông A với bà C mới là hôn nhân không hợp pháp.

    Điểm a mục 1 Phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn:

    1. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn

    a. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    Như vậy thì bà B đương nhiên được hưởng thừa kế của ông A và việc văn bản phân chia thừa kế không thể hiện bà B và các con là vợ và con của ông A thì chắc chắn là sai.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hermex (20/03/2014) nguyenviet78 (10/07/2016)
  • #311986   02/03/2014

    hermex
    hermex

    Sơ sinh


    Tham gia:27/10/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin cảm ơn nhiều!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #311999   02/03/2014

    nguyenlong0189
    nguyenlong0189

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 13 lần


    bạn @bachthanhdc chưa đúng rùi.

    Bạn xác định hôn nhân giữa ông A và bà C là hôn nhân không hợp pháp vì hôn nhân của ông A và bà C sau quan hệ hôn nhân của ông A và bà B là chưa đúng.

    Pháp luật VN có 01 ngoại lệ cho phép người nam có 02 vợ:

     - quan hệ hôn nhân được xác lập ở miền Bắc trước ngày 13/01/1960 (ngày luật hôn nhân gia đình 1959 có hiệu lực)

     - Quan hệ hôn nhân xác lập ở miền Nam trước ngày 25/3/1977 - ngày luật hôn nhân gia đình 1959 có hiệu lực ở miền Nam (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP công bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước)

    Trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác (Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC)

    Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa ông A, bà B và bà C đều hợp pháp. Vì vậy, bà B và bà C đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenlong0189 vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (21/03/2014)
  • #314782   20/03/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào nguyenlong0189!

    Đúng là pháp luật Việt Nam có những quy định như bạn nói. Nhưng nếu bạn dựa vào những quy định đó để khẳng định quan hệ hôn nhân giữa ông A và bà C trong trường hợp này là hợp pháp thì không ổn.

    Bởi lẽ thứ nhất thì trong tình huống mà bạn hermex đưa ra ở trên, không có bất cứ một dữ kiện nào cho thấy hôn nhân giữa ông A và bà C thuộc một trong các trường hợp bạn nêu.

    Thứ hai thì đây là một bài tập của sinh viên luật chứ không phải là một tình huống thực tế. Trong bài tập này không có dữ kiện về thời điểm ông A và bà C cưới nhau. Hay nói cách khác là không có một thông tin nào liên quan đến cấc trường hợp hôn nhân giữa ông A và bà C được thừa nhận. Vì vậy mà khi làm bài tập này, sinh viên chỉ cần dựa vào những dữ liệu mà bài tập đưa ra để giải quyết là được, chứ không nhất thiết phải đặt ra giả thiết là hôn nhân giữa ông A và bà C có rơi vào các trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật hay không.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (21/03/2014)